Tình trạng bệnh thoái hóa khớp gối hiện nay như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ai cũng có thể bị thoái hóa khớp gối và bệnh có thể xảy ra sớm từ lúc 35 tuổi, thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn vùng gối.

Tình trạng bệnh thoái hóa khớp gối hiện nay như thế nào?

Tình trạng bệnh thoái hóa khớp gối hiện nay như thế nào?

Tại sao thoái hóa khớp lại dễ mắc phải hơn các khớp khác?

Theo Chuyên gia Y Dược Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Khớp gối là khớp tiếp giáp giữa ba xương gồm đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và xương bánh chè. Bao bọc quanh khớp gối là hệ thống dây chằng và  bao khớp có các túi hoạt dịch. Túi hoạt dịch có nhiệm vụ duy trì một lượng dịch khớp để khớp có độ trơn khi di chuyển, đi đứng, vận động. Giữa mặt tiếp giáp của các khớp có một lớp sụn và giữa hai khớp lồi cầu đùi và mặt khớp của mâm chày có một lớp lót là sụn chêm giúp giảm bớt sang chấn của khớp.

Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị bào mòn theo thời gian, hư mặt sụn khớp do chấn thương, béo phì, chơi các môn thể thao nặng như bóng đá, bóng chuyền, tennis, cử tạ… làm khớp gối phải chịu một lực quá tải trong thời gian dài, do viêm khớp, di truyền, rối loạn chuyển hóa, nội tiết… Thoái hóa khớp gối thường gặp ở tuổi 40 trở lên, nữ nhiều hơn nam, một số trường hợp xảy ra ở lứa tuổi trẻ hơn thường là do bị chấn thương… Ngoài ra, người thừa cân béo phì cũng rất dễ bị thoái hóa khớp gối do trọng lượng cơ thể dồn lên hai khớp gối quá nhiều gây mất cân đối khiến sụn khớp quá tải, nhanh hao mòn và hư dần theo thời gian. Điều đáng lưu ý sai lầm của người béo phì hay mắc phải là cứ đi bộ nhiều để giảm béo nhưng việc đi bộ quá nhiều sẽ làm khớp gối bị quá tải nhiều hơn, thoái hóa nhanh hơn.

Thoái hóa khớp gối làm giảm chức năng sinh hoạt, lao động hằng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cần phát hiện sớm để ngăn ngừa quá trình thoái hóa thêm, phục hồi các chức năng sinh hoạt hằng ngày, hạn chế tàn phế.

Biến chứng của tình trạng thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là biểu hiện của thương tổn trên bề mặt sụn khớp, do tác động của nhiều nguyên nhân làm cho bề mặt sụn khớp bị hư tổn. Ở giai đoạn sớm, khớp gối chưa hư ngay do dịch khớp bên trong chỉ mới có biểu hiện bị hao hụt. Khi dịch khớp hao hụt càng nhiều thì độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên và chịu lực tác động lớn hơn. Điều này làm bề mặt sụn khớp bị bào mòn dần và đưa đến tình trạng hẹp khe khớp gối. Theo thời gian, thương tổn “ăn” dần từ bề mặt của sụn tới khuyết dưới mặt sụn, gây thương tổn tổ chức dưới sụn và phá hủy đến mô xương. Đến giai đoạn ăn vào mô dưới sụn sẽ tạo nên tình trạng khuyết xương, mà trên hình ảnh Xquang được gọi là gai xương. Có bác sĩ gọi nôm na là “mọc gai”, nhưng thực chất không phải xương mọc gai mà đó là hình ảnh thương tổn của khuyết xương và vôi hóa.

Cần phát hiện sớm tình trạng thoái hoa khớp gối

Cần phát hiện sớm tình trạng thoái hoa khớp gối

Làm thế nào để phát hiện bệnh thoái hóa khớp gối sớm ?

Khi mới khởi phát bệnh khớp gối chưa hư hại, thương tổn nhiều, thường bệnh chỉ có cảm giác đau thoáng qua, đau mơ hồ, đau khi đi lại hoặc sáng ngủ dậy thấy đau. Có khi triệu chứng đau tự hết khiến người bệnh không chú ý. Qua giai đoạn hai thương tổn nặng hơn, dịch khớp khô nhiều hơn, người bệnh có dấu hiệu khó khăn khi lên cầu thang, khi đi bộ đau nhiều hơn, đau liên tục, không tự thuyên giảm, phải sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau.

Đến giai đoạn thương tổn mô dưới sụn, hẹp khe khớp (do dịch khớp bên trong đã hao mòn quá nhiều) thì sự cọ xát của các đầu gối khi chịu lực bắt đầu gây đau, đầu gối có thể sưng một phần hoặc toàn bộ khớp gối. Lúc này bệnh nhân đau liên tục, rất khó chịu, đêm nằm cũng nhức, đi lại cũng nhức, lên cầu thang không nổi do khớp gối bị khô. Bệnh nhân đứng lên ngồi xuống khó khăn, nghe tiếng kêu cọt kẹt, rột roạt trong khớp. Lâu ngày trục chi bị biến dạng rất nặng khiến bệnh nhân đi lại rất khó khăn…

Những lưu ý cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối?

Việc điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Tuy nhiên, vật lý trị liệu không chỉ giảm đau, giảm phù nề, tăng lực cơ, tăng tầm vận động khớp gối mà còn phục hồi chức năng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Giảm đau, tăng tuần hoàn bằng cách chườm nóng, hướng dẫn sử dụng băng thun hoặc bó gối để cố định khớp gối khi đi lại hay lên xuống cầu thang. Người bệnh cần được hướng dẫn luyện cơ, tập mạnh các nhóm cơ gập – duỗi khớp gối, các nhóm cơ gập – duỗi – dang – áp khớp hông để hỗ trợ khớp gối tùy vào lực cơ người bệnh, gia tăng tầm vận động của khớp gối, độ di động xương bánh chè… Cần lưu ý, trước khi đứng dậy đi nên co – duỗi khớp gối hai chân nhịp nhàng khoảng 20-30 lần. Cố gắng duy trì các bài tập mạnh cơ để giúp khớp gối vững vàng hơn. Khi tập đi bộ, lên xuống cầu thang, chơi thể thao nên dùng băng thun hoặc bó gối để cố định khớp gối.

Cần giảm cân đối với người béo phì. Tránh tư thế ngồi xổm vì sẽ làm mất cân bằng lực chịu sức trên khớp gối, gây đau khi cử động và làm quá trình thoái hóa khớp nhanh hơn. Người bệnh có thể tập bơi lội, đạp xe đạp tại chỗ, tập dưỡng sinh… Khi bị đau hoặc chấn thương khớp gối cần đi khám và chụp Xquang sớm để có cách xử trí tốt nhất, hạn chế quá trình tiến triển thoái hóa khớp dẫn đến hư hại khớp. Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang vác, đẩy, xách, nâng đồ vật quá nặng.

Nguồn: Bệnh học