Triệu chứng và cách điều trị bệnh nhãn viêm giao cảm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhãn viêm giao cảm là tình trạng viêm màng bồ đào dạng tổ chức hạt xảy ra sau chấn thường xuyên hay phẫu thuật nội nhãn.

Triệu chứng và cách điều trị bệnh nhãn viêm giao cảm Triệu chứng và cách điều trị bệnh nhãn viêm giao cảm

Triệu chứng của nhãn viêm giao cảm

Theo các chuyên gia bệnh học chuyên khoa, có 2 triệu chứng chính liên quan đến bệnh nhãn viêm giao cảm. Cụ thể:

– Triệu chứng chủ quan: Đau, sợ sáng, giảm thị lực.

– Triệu chứng khách quan xuất hiện trên cả hai mắt:

  • Cương tụ kết mạc.
  • Phản ứng tiền phòng nặng hai mắt, lắng đọng mỡ mặt sau giác mạc.
  • Các hạt không sắc trên lớp biểu mô sắc tố võng mạc (1/3 các trường hợp).
  • Dày hắc mạc.
  • Các dấu hiệu khác như: Phản ứng viêm dính mống mắt đồng tử, Tyndall tiền phòng và pha lê thể, bong võng mạc thanh dịch đa ổ, viêm phù gai thị.

Hướng điều trị nhãn viêm giao cảm theo cách chuyên gia

Có nhiều cách để điều trị nhãn viêm giao cảm, tùy theo từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ sử dụng các liệu pháp điều trị khác nhau. Trong đó có những cách điều trị bạn nên biết như:

– Liệt thể mi: Atropin 1% 2-3 lần/ngày.

– Điều trị Corticoid: Corticoid nhỏ: Prednisolone acetate 1% mỗi 2 giờ 1 lần. Corticoid toàn thân:

  • Tháng thứ 1: 1-1,5 mg/kg/ngày (uống) hoặc 100 -200 mg/ngày (truyền tĩnh mạch) tùy mức độ viêm, thời gian điều trị tối đa là 1 tháng. Hoặc 1g/ngày x 3 ngày (tấn công) truyền tĩnh mạch trường hợp phản ứng viêm nặng, sau đó trở lại liều duy trì như trên
  • Tháng thứ 2 giảm liều corticoid, cho tới liều 15 mg/ ngày thì có thể dùng cách ngày, cứ 10 ngày là giảm 10%. Điều trị thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Cân nhắc liều lượng đáp ứng điều trị, nếu tái phát phải điều trị lại từ đầu.

Hướng điều trị nhãn viêm giao cảm theo cách chuyên gia

Hướng điều trị nhãn viêm giao cảm theo cách chuyên gia

– Điều trị hỗ trợ: Calcium 1.500 Ul/ngày hoặc vitamin D 800 Ul/ngày.

– Điều trị ức chế miễn dịch:

  • Không đáp ứng với điều trị corticoid.
  • Bệnh tái phát khi giảm liều với liều duy trì Prednisone trên 10 mg.
  • Có các biến chứng nặng của corticoid.

– Thuốc điều trị cyclosporin A (CSA). Thuốc có tác dụng sau vài tuần nên cần phải kết hợp với corticoid.

– Nếu bệnh không đáp ứng với điều trị corticoid:

  • Neoral 2 mg/kg/ngày, phối hợp với prednisone 1 mg/1kg/ngày.
  • Nếu  bệnh  đáp ứng tốt, sau 4  đến  8  tuần  giảm  liều  nhanh và ngưng  corticoid. Sau 3 tháng giảm liều Neoral 0,5 mg/kg/ngày mỗi 4 đến 6 tuần.
  • Nếu bệnh không đáp ứng, tăng liều Neoral 5 – 7,5 mg/kg/ngày, sau đó giảm liều từ từ.

– Nếu bệnh tái phát khi đang giảm liều corticoid

  • Neoral 2mg/kg/ngày, phối hợp corticoid liều thích hợp (liều corticoid trước đó hoặc liều tấn công tùy mức độ nặng của bệnh). Sau 4 đến 8 tuần, giảm liều nhanh corticoid.
  • Khi đáp ứng tốt, sau 3 tháng giảm liều Neoral 0,5 mg/kg mỗi 4 đến 6 tuần.
  • Khi bệnh không đáp ứng, tăng liều Neoral 5 – 7,5 mg/kg/ngày, sau đó giảm liều từ từ.

Trong quá trình điều trị, các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học lưu ý đến người bệnh trong việc tự theo dõi huyết áp mỗi khi tái khám (thường tăng huyết áp tâm trương); Creatinin máu mỗi 2 tuần trong 2 tháng đầu tiên và mỗi tháng tiếp theo; Công thức máu, chức năng gan, Mg2+ mỗi 3 tháng.

Đối với những người trực tiếp khác cũng cần lưu ý: nhiễm độc thận ít khi xảy ra ở bệnh nhân trẻ dưới 30 tuổi, liều CSA thấp dưới 5 mg/kg/ngày, creatinin máu tăng dưới 30%. Vì vậy khi creatinin/máu tăng trên 30%, cần giảm liều CSA. Để chuẩn xác trong việc tìm ra đúng căn bệnh cũng như phương pháp điều trị, người bệnh nên đến các cơ sở y tế hay các bác sĩ uy tín.

Nguồn: benhhoc.edu.vn