Y học cổ truyền khám phá những bài thuốc hay từ A giao

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

A giao trong y học cổ truyền có tính bình, vị hơi ngọt, vào 3 kinh phế can và thận, mang nhiều tác dụng trị bệnh nên được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc.

Y học cổ truyền khám phá những bài thuốc hay từ A giao Y học cổ truyền khám phá những bài thuốc hay từ A giao

Đôi nét về A giao

A giao có tên khoa học là Colla corii Asini. Chúng còn được gọi với những tên khác như chân A giao, hắc lưu bì giao (đây là loại keo nấu với da lừa đen).

A giao được điều chế bằng cách ngâm da lừa vào nước giếng A tỉnh (A tên địa phương ở tỉnh Sơn Ðông, Trung Quốc, Tỉnh là giếng chỉ có nước giếng này mới nấu da lừa thành keo được), thay nước 2 lần mỗi ngày cho đến khi cạo được lông, cạo sạch lông, thái thành miếng nhỏ. Tiếp tục bỏ vào nước A tỉnh ngâm khoảng 2-5 ngày, thay nước 2 lần mỗi ngày. Cho vào chảo đun nhiều lần cho ra hết chất keo, vớt bỏ bã, gộp các nước keo lại, lọc lấy nước chất keo trong, đun nhỏ lửa, cô đặc cho một ít rượu nấu bằng hạt cao lương và một ít đường phèn vừa đủ cô đặc đổ vào khuôn để nguội. Lấy ra cắt thành miếng, phơi khô trong bóng râm.

Có 2 cách dùng A giao là dùng sống hoặc dùng chín bằng cách cắt chúng thành từng miếng nhỏ, trộn đều với 20% bột cáp phấn, hoặc mẫu lệ, sao phồng có hình tròn màu trắng như hạt ngọc trai gọi là A giao châu.

Trong y học cổ truyền, A giao đều được dùng cho các chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi; có tính bình, vị hơi ngọt, vào 3 kinh phế can và thận, tác dụng bổ phế nhuận táo, tư âm dưỡng huyết, chỉ huyết an thai. Điều trị nhiều chứng bệnh như: băng huyết, thổ huyết, huyết suy gầy yếu và các chứng xuất huyết khác… Ngày dùng  từ 6- 12g.

Các bài thuốc của một số chuyên khoa có dùng vị A giao

Hiện A giao có hơn 700 bài thuốc trong Đông y. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc của một số chuyên khoa được trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn nguồn từ TTND. Bs Nguyễn Xuân Hướng như sau:

A giao được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

A giao được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

A giao trư linh thang: A giao 40g, trư linh 40g, phục linh 40g, trạch tả 40g, hoạt thạch 40g. Trị sốt cao, miệng khát, nước tiểu đỏ, tiểu tiện bí kết, vàng da:

Ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn.

Giao Ngải thang: A giao 16g, chích cam thảo 6g, xuyên khung 6g, ngải diệp 6g,  bạch thược 12g, đương qui 12g, can sinh địa 16g, cho nước và ít rượu vào sắc, sau khi được rót thuốc ra bát cho A giao vào  đậy lại một lúc quấy đều cho tan uống ấm.

Bài thuốc dùng cho phụ nữ rong huyết, có thai đau bụng ra huyết, hoặc sau khi sẩy thai, rong huyết. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

A giao kê tử hoàng thang: A giao 16g, câu đằng 12g, bạch thược 12g, kê tử hoàng 1 cái, mẫu lệ 12g, lạc thạch đằng 8g, phục thần 8g, thạch quyết minh 12g, sinh địa 12g.

Bài thuốc trị chứng sinh phong, âm hư sinh nội nhiệt, gân cơ co cứng, chân tay co giật, chóng mặt, váng đầu. Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày. Sắc thuốc xong rót ra cho kê tử hoàng vào quấy đều uống. Tuy nhiên người tay chân co rút, sốt cao do nhiệt cực sinh phong không dược dùng bài thuốc này.

A giao hoàng liên thang: A giao 12g, bạch thược 4g, sinh địa 12g, cam thứ tiêu 20g, hạnh nhân 4g, cam thảo 2g, tang bạch bì 8g, xa tiền thảo 20g, hoàng cầm 12g, gạo nếp 40g nấu nhừ cho vào thuốc sắc.

Bài thuốc trị huyết nhiệt, chứng phế táo trường nhiệt, tâm phiền, ho đờm có máu, họng khô da khô, ngủ kém, đau bụng, kiết lỵ, đại tiện lỏng nhưng hậu môn nóng rát. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước bữa ăn.

A giao tán: A giao châu 60g, hạnh nhân 7 hạt, chích cam thảo 10g, ngưu bàng tử (sao thơm) 10g, mã đậu linh 20g, ngạnh mễ (sao) 40g.

Bài thuốc trị hỏa bốc lên ho suyễn, chứng trẻ em phế khí hư, họng khô, trong đờm có máu, mạch phù tế sác: Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày uống trước bữa ăn.

Hi vọng những thông tin trên mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Tuy nhiên để phù hợp với từng đối tượng, bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng cách.

Nguồn: TTND. Bs Nguyễn Xuân Hướng – benhhoc.edu.vn