Cây mẫu đơn trị bệnh gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây mẫu đơn trong Đông y thường dùng vỏ rễ phơi hay sấy khô để làm dược liệu bào chế thành thuốc và chúng có tên là mẫu đơn bì.

Cây mẫu đơn

Cây mẫu đơn

Mẫu đơn bì theo các kết quả nghiên cứu về dược lý cho thấy chúng chứa hoạt chất paeoniflorin có tác dụng chống chống viêm, chống co thắt cơ trơn, chống thấp khớp, hạ sốt, an thần, giảm đau, chống dị ứng, chống loét dạ dày và chống co giật.

Thuốc có tác dụng trong việc giãn mạch ở cơ chân, giãn mạch vành, gây ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, hạ huyết áp, ức chế sự đông máu rải rác trong mạch và bảo vệ gan chống tác dụng độc hại gan của hóa chất trong thực nghiệm trên động vật.

Mẫu đơn bì trong y học cổ truyền Việt Nam được dùng làm thuốc trấn kinh, chữa nóng âm ỉ kéo dài, sốt về chiều và đêm, thuốc trấn kinh, giảm đau, không có mồ hôi, huyết ứ phát sốt, đơn sưng, nhức đầu, đau khớp, đau lưng, đau kinh, kinh nguyệt không đều và bệnh phụ khoa sau khi đẻ. Ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc.

Bài thuốc trị bệnh có mẫu đơn bì

Thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gợi ý những bài thuốc chữa trị có hiệu quả có sử dụng mẫu đơn bị mà bạn có thể tham khảo:

Chữa hen phế quản khi hết cơn hen: mẫu đơn bì 8g, hoài sơn 12g, thục địa 16g, sơn thù 8g, trạch tả 8g, phục linh 8g,. Sắc uống ngày một thang, hoặc làm hoàn uống mỗi ngày 20g.

Chữa tăng huyết áp: mẫu đơn bì 8g, hoài sơn 12g, thục địa 16g, sơn thù 8g, phục linh 8g, trạch tả 8g, bạch thược 8g, đương quy 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2 – 3 lần.

Chữa viêm loét dạ dày – tá tràng: mẫu đơn bì 8g, thanh bì 8g, bạch thược 12g, chi tử 8g, trạch tả 8g, bối mẫu 8g, hoàng liên 8g, ngô thù 4g, trần bì 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa xơ gan cổ trướng: mẫu đơn bì 8g, thục địa 12g, rễ cỏ tranh 20g, hoài sơn 12g, địa cốt bì 12g, bạch truật 12g, sơn thù 8g, phục linh 8g, trạch tả 8g, đương quy 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa di tinh, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh: mẫu đơn bì 8g, sơn thù12g, hoài sơn 12g, thục địa 16g, phục linh 8g, phụ tử chế 8g; trạch tả, nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Mẫu đơn bì

Mẫu đơn bì

Chữa viêm khớp cấp: mẫu đơn bì 10g, tiền hồ 12g, huyền sâm 20g, hoàng cầm 12g, kỷ tử 12g, tri mẫu 12g, sinh địa 12g, thạch hộc 12g, mạch môn 12g, thăng ma 8g, xạ can 6g, đậu khấu 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa đau nhức do máu kém lưu thông, gây thiếu máu: mẫu đơn bì 100g, đương quy 1.000g; ngọc trúc, hoài sơn, đan sâm, hà thủ ô đỏ, mỗi vị 200g; mạch môn, bạch linh, trạch tả mỗi vị 100g; chỉ thực, thanh bì, thù nhục mỗi vị 50g. Tán bột làm hoàn mỗi viên nặng 5g. Ngày uống 4 – 6g.

Chữa viêm gan siêu vi khuẩn cấp tính: mẫu đơn bì 16g, sinh địa 24g, nhân trần 40g, chi tử 16g, đan sâm 12g, hoàng liên 12g, huyền sâm 12g, thạch hộc 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa đái tháo đường: mẫu đơn bì 12g, hoài sơn 20g, thục địa 20g, kỷ tử 12g, sơn thù 8g, thiên hoa phấn 8g, thạch hộc 12g, sa sâm 8g. Sắc uống ngày một thang, chia 2.

Chữa đau bụng kinh: mẫu đơn bì, hồng hoa, đào nhân, hương phụ, huyền hồ sách, mỗi vị 8g, cam thảo 4g, mộc hương 6g. Sắc uống trong ngày.

Chữa suy nhược thần kinh: mẫu đơn bì 8g, thục địa 12g, kỷ tử 12g, hoài sơn 12g, sa sâm 12g, câu đằng 12g, mạch môn 12g, sơn thù 8g, cúc hoa 8g, trạch tả 8g, táo nhân 8g, phục linh 8g, bá tử nhân 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm tắc động mạch: mẫu đơn bì 12g, đương quy 20g, cam thảo 20g,  kim ngân hoa 16g, qua lâu nhân 16g, xích thược 16g, ngưu tất 16g, đào nhân 12g, huyền sâm 12g, đan sâm 12g, chỉ xác 8g, binh lang 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Chữa rong huyết: mẫu đơn bì 12g, hoa cây cỏ nến (bồ hoàng) sao đen 20g; a giao, địa du, huyết dụ, sinh địa, bạch thược, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa đơn độc sưng tấy, sưng vú, viêm tinh hoàn: mẫu đơn bì, huyết giác, đơn đỏ, cam thảo dây, chó đẻ răng cưa, đơn châu chấu, huyền sâm, ngưu tất, mộc thông, mạch môn, chi tử, hoàng đằng, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Lưu ý:Những thông tin trên mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn, bạn nên đến cơ sở y tế, bệnh viện đông y để khám và điều trị.

Nguồn: benhhoc.edu.vn