Làm thế nào để đối phó với chứng bệnh mê sảng?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mê sảng là dấu hiệu của một hoặc nhiều yếu tố, là sự rối loạn chức năng tâm thần dẫn đến tư duy lẫn lộn và không có khả năng nhận thức môi trường xung quanh.

Mê sảng là một trong những rối loạn chức năng rối loạn tâm thần

Mê sảng là một trong những rối loạn chức năng rối loạn tâm thần

Mê sảng là bệnh gì?

Mê sảng là một trong những rối loạn chức năng rối loạn tâm thần bất ngờ và nghiêm trọng. Đặc trưng là người bệnh thường mất đi phương hướng, không còn khả năng chú ý và suy nghĩ rõ ràng, đôi khi họ không hề biết mình đã làm gì vì ý thức không trong tình trạng tỉnh.

Mê sảng xảy ra khi não bộ bị suy giảm trong quá trình truyền và nhận tín hiệu. Sự suy giảm này có thể gặp do nhiều yếu tố kết hợp dẫn đến tổn thương não và có những hành động sai lệch. Dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện đột ngột và không có dấu hiệu báo trước nào, hiện tượng sẽ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn như vài giờ hoặc đôi khi lên đến vài ngày.

Dấu hiệu để nhận biết bệnh mê sảng

Theo cô Loan – giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết những bệnh nhân mắc chứng bệnh mê sảng thì thường xuất hiện những dấu hiệu sau:

Người bệnh mê sảng thường rối loạn giấc ngủ

Người bệnh mê sảng thường rối loạn giấc ngủ  

Giảm nhận thức về môi trường xung quanh.

  • Thường chỉ tập trung vào một suy nghĩ mà không quan tâm đến xung quanh.
  • Nhầm lẫn sự chú ý.
  • Dễ dàng bị phân tâm bởi những thứ không quan trọng.
  • Không có khả năng tập trung vào một chủ đề.

Suy giảm ý thức , tư duy không rõ ràng

  • Không thể nhớ rõ những sự việc gần đây, trí nhớ kém.
  • Đôi khi không còn biết mình là ai, ở đâu?
  • Giảm khả năng ngôn ngữ, không thể diễn đạt câu nói một cách dễ hiểu.
  • Nói những điều vô nghĩa, thường chỉ tập trung trong đối thoại một mình thay vì giao tiếp với những người xung quanh.

Hành vi thay đổi thất thường

  • Thường xuyên có cảm xúc bồn chồn kích động, đôi khi không điều khiển được hành động của bản thân.
  • Hay gặp những ảo giác, rên rỉ, gào thét hoặc tạo thành những âm thanh lạ.
  • Không giao tiếp với cộng đồng, im lặng và tự thu mình trong thế giới của  mình nhất là những người nhiều tuổi.
  • Thay đổi đồng hồ sinh học, rối loạn giấc ngủ.
  • Hoạt động lề mề chậm chạp và không để ý đến những thứ xung quanh.

Rối loạn tâm sinh lý cảm xúc là dấu hiệu bệnh mê sảng

Rối loạn tâm sinh lý cảm xúc là dấu hiệu bệnh mê sảng 

Rối loạn tâm sinh lý, cảm xúc

  • Mắc chứng trầm cảm
  • Sinh ra ảo giác, hay lo lắng sợ hãi
  • Dễ khó chịu, tức giận, hưng phấn bất thường không thể đoán trước được.
  • Thay đổi tính tình, nhân cách.

Ngoài những dấu hiệu đã được đề cập thì cũng có rất nhiều triệu chứng khác có thể xảy ra ở người mắc bệnh mê sảng vì vậy hãy đến gặp bác sĩ ngay để có những chuẩn đoán chính xác cho việc tiến hành điều trị bệnh.

Phương pháp điều trị được áp dụng với bệnh mê sảng

Đối với bệnh nhân mắc chứng mê sảng thì mục tiêu quan trọng đầu tiên đó là giải quyết những nguyên nhân gây kích hoạt não tiềm ẩn. Bác sĩ sẽ chuẩn đoán mức độ bệnh bằng những câu hỏi đánh giá về nhận thức, suy nghĩ cũng như quan tâm của người đó cùng xét nghiệm và đưa ra phương pháp điều trị, tập trung vào việc tạo ra môi trường tốt nhất cho cơ thể và não bộ. Các sinh viên  Cao đẳng Y tế  chỉ ra một số phương pháp sau có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị của người bệnh: 

Sử dụng phương pháp hỗ trợ chăm sóc với người bệnh

Sử dụng phương pháp hỗ trợ chăm sóc với người bệnh 

Phương pháp hỗ trợ chăm sóc

Phương pháp này mục đích là để ngăn ngừa những biến chứng của trầm cảm bằng cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, điều trị đau đớn và giữ được nhận thức về môi trường xung quanh như:

  • Xây dựng lịch trình cho những hoạt động duy trì chúng vào ban ngày giúp người bệnh giữ định hướng.
  • Thường xuyên nhắc nhở, kể lại những sự việc đã và đang xảy ra ở hiện tại bằng sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình.
  • Tránh sự thay đổi môi trường sống cũng như người chăm sóc.
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ của người bệnh vào ban đêm bởi những tác động bên ngoài đồng thời duy trì sự tỉnh táo về ban ngày tránh  để thay đổi trong giờ  giấc nghỉ ngơi.
  • Thường xuyên tham gia những hoạt động như đi dạo, nghe nhạc để giảm áp lực, giữ cho tinh thần luôn thoải mái.
  • Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc cho người bệnh để giữ tinh thần bình tĩnh khi vận động mạnh hoặc có những hành động nhầm lẫn như cản trở quá trình và hiệu xuất điều trị bệnh, đe dọa đến sự an toàn của những người khác.
  • Những loại thuốc thường được lựa chọn để ngăn chặn tình trạng trên thường là những thuốc chống rối loạn tâm thần và giảm bớt những suy nghĩ không có tổ chức đi kèm với triệu  chứng mê sảng.

Phòng ngừa những biểu hiện của bệnh nhân

  • Đối với phương pháp phòng ngừa tình trạng mê sảng ta sẽ tránh những yếu tố, nguy cơ có thể kích hoạt não bộ của người bệnh như là thay đổi môi trường sống của bệnh nhân, sử dụng những biện pháp cưỡng chế, tiếng ồn lớn cũng như tình trạng thiếu ánh sáng tự nhiên.
  • Thường xuyên để bệnh nhân tiếp xúc với những người quan trọng trong quá trình điều trị như bác sĩ, y tá và các thành viên gia đình.
  • Thường xuyên nhắc nhở về địa điểm và thời gian.
  • Giảm tối đa lượng sử dụng của thuốc điều trị thần kinh, nhất là những thuốc dành cho điều trị giấc ngủ.

Ngoài ra các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng khuyên người xuất hiện dấu hiệu mê sảng nên đến những bệnh viện uy tín để có những kiểm tra chuẩn đoán chính xác nhất.

Nguồn: benhhoc.edu.vn