Gai cột sống là bệnh lý gây đau đớn cho cơ thể và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Đúng như tên gọi của bệnh, bệnh nhân liên tục có cảm giác đau nhức ở sống lưng.
- Bệnh nhân thiếu máu và những loại thực phẩm cần tránh
- Hướng dẫn cách phòng ngừa đau nhức xương khớp khi trời lạnh
- Bác sĩ Dược Sài Gòn nói về bệnh hen phế quản ở trẻ em
Triệu chứng gai cột sống chèn dây thần kinh?
giảng viên khoa Kỹ Thuật Hình Ảnh Y Học – Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết đa số người bệnh gai cột sống có triệu chứng chung là đau vùng lưng hay cột sống. Đau có tính chất âm ỉ và tăng khi vận động cơ thể. Hoặc đau do vận động liên quan vị trí cột sống tổn thương như cúi gập đầu khi có gai cột sống cổ.
Đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi. Ở những giai đoạn có tình trạng thoái hoá cột sống nặng, gai cột sống phát triển nhiều. Lúc này cơn đau trở thành liên tục, một số có ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Khi gai cột sống phát triển hoặc tình trạng thoái hoá nặng, có thể chèn ép vào dây thần kinh.
Nhiều khả năng bạn đã bị gai cột sống chèn dây thần kinh khi có các triệu chứng sau:
Dáng đi không vững, việc đi lại khó khăn hơn trước đó.
Yếu tay chân hoặc khó cử động tay chân ở một bên hay cả hai bên.
Tình trạng tê ngứa ở lòng bàn tay, chân, tê hoặc giảm các giảm.
Rối loạn tiền đình với triệu chứng chóng mặt, lo lắng, chóng mặt,… nếu có tình trạng chèn ép vào mạch máu thần kinh.
Gai cột sống chèn ép dây thần kinh tọa khiến người bệnh hạn chế vận động do. Tình trạng đau nhức từ hông đến chân, đau nhiều hơn khi đi lại.
Cần làm gì khi có triệu chứng gai cột sống chèn dây thần kinh
Khi có các triệu chứng gai cột sống chèn dây thần kinh như đã miêu tả ở phần trên, người bệnh tốt nhất nên đến khám ngay tại các phòng khám chuyên khoa ngoại thần kinh. Các triệu chứng này xuất hiện nhiều khả năng đã chèn ép vào dây thần kinh.
Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh để tránh tổn thương không hồi phục dây thần kinh. Nguy cơ gây liệt hoàn toàn nếu tình trạng này kéo dài.
Lưu ý : Bác sĩ Trần Nam – Cao Đẳng Y Dược tại Sài Gòn cho hay người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hay vận động theo các hướng dẫn trên mạng vì nếu không thực hiện đúng dễ gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Việc bạn cần làm lúc này là đến khám để được chẩn đoán chính xác bệnh và sớm được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Cần chuẩn bị những gì khi đến khám gai cột sống
Để việc thăm khám thuận lợi hơn, người bệnh nên chuẩn bị một số vấn đề sau:
Ghi nhận lại các triệu chứng xuất hiện từ khi có tình trạng đau lưng hay đau cột sống.
Nhớ lại thời điểm xuất hiện của triệu chứng và diễn tiến xuất hiện thêm triệu chứng mới theo các mốc thời gian.
Các thông tin y tế quan trọng cần lưu ý: tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, các thuốc đang sử dụng, tiền căn dị ứng.
Lưu ý các bệnh lý về xương khớp đã từng mắc phải trước đây hoặc những lần chấn thương xương khớp trước đó.
Chuẩn bị một số câu hỏi thắc mắc nếu có.
Quá trình chẩn đoán và xét nghiệm bệnh gai cột sống
Các xét nghiệm gai cột sống
Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán xác định bệnh:
Các xét nghiệm về dấu ấn viêm để loại trừ những nguyên nhân viêm nhiễm và các bệnh lý khác ảnh hưởng thần kinh.
X – quang cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng. Trên phim X – quang thấy được mất đường cong sinh lý, hình ảnh gai xương trên các đốt sống, hình ảnh đốt sống bị thoái hoá, mâm đĩa đệm nhẵn, đặc xương dưới sụn, hẹp lỗ liên hợp đốt sống,…
Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống: xét nghiệm có giá trị nhất trong xác định vị trí gai cột sống chèn ép dây thần kinh, thấy được hình ảnh thoát vị đĩa đệm, mức độ của hẹp ống sống. Đồng thời cũng giúp phát hiện rõ hơn các nguyên nhân khác nếu có gây chèn ép dây thần kinh.
Điện cơ: xét nghiệm này có thể chỉ định để phát hiện tổn thương dây thần kinh bị chèn ép.
Chẩn đoán bệnh gai cột sống chèn vào dây thần kinh
Như vậy chẩn đoán xác định bệnh dựa vào triệu chứng của người bệnh và kết quả của các xét nghiệm, trong đó:
Đau vị trí cột sống cổ hoặc lưng với tính chất cảm giác đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
Có các triệu chứng chèn ép dây thần kinh.
X – quang cột sống có hình ảnh gai xương hoặc các dấu hiệu thoái hoá cột sống.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): thấy được vị trí, mức độ và nguyên nhân chèn ép dây thần kinh.
Không có các triệu chứng khác như sốt, sụt cân, thiếu máu, rối loạn các cơ quan mới xuất hiện (chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác).
Điều trị nội khoa
Paracetamol: là thuốc được ưu tiên giảm đau nhờ vào hiệu quả giảm đau tốt và ít tác dụng phụ. Có thể sử dụng viên phối hợp Paracetamol và chất giảm đau khác như codein để tăng hiệu quả.
Tramadol: chỉ dùng khi không đáp ứng với thuốc Paracetamol. Dùng trong thời gian ngắn và không dùng kéo dài.
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs): Nhóm thuốc này vừa làm giảm tình trạng sưng viêm ở vị trí tổn thương, vừa giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên thuốc có thể có tác dụng phụ ở hệ tiêu hoá, tim mạch và bệnh thận. Do đó nên thận trọng ở người lớn tuổi hoặc người có bệnh nền. Dùng loại bôi ngoài da ít tác dụng phụ hơn.
Phục hồi chức năng
Nghỉ ngơi, giữ ấm và tránh thay đổi tư thế đột ngột.
Các bài tập vận động vùng cổ, vùng thắt lưng của vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện tình trạng chèn ép, giảm căng cứng cơ và giảm đau.
Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp gai cột sống chèn ép thần kinh nặng, gây nhiều triệu chứng chèn ép thần kinh nặng nề cần được phẫu thuật. Điều trị phẫu thuật nhằm sớm giải quyết tình trạng chèn ép, tránh các tổn thương không hồi phục vào thần kinh. Sau phẫu thuật tiếp tục điều trị nội khoa và phục hồi chức năng để tránh chèn ép tái diễn.
Gai cột sống chèn dây thần kinh là Bệnh Xương Khớp dấu hiệu nguy hiểm vì nguy cơ yếu liệt chi do thần kinh chi phối bị chèn ép. Vì thế nếu người bệnh có các triệu chứng chèn ép thần kinh như đã nếu trên nên sớm đến các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.