Khi trái tim thường xuyên đập quá nhanh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: suy tim, ngừng tim, đột quỵ. Vậy có những cách nào giảm nhịp tim nhanh ?
- Những điều cần biết về bệnh hở van tim
- Những lưu ý cần biết sau khi phẫu thuật thay van tim là gì?
- Những nguyên tắc cơ bản trong xử trí và điều trị phỏng mắt
Chuyên gia mách bạn những cách giảm nhịp tim nhanh bạn cần biết
Những cách giảm nhịp tim nhanh chóng
Theo giảng viên Nguyễn Thị Hồng công tác tại Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Khi bạn bỗng dưng có những cơn nhịp nhanh ở tim đột ngột xuất hiện thì có thể áp dụng những biện pháp như sau để giảm được nhịp tim nhanh hơn:
– Hít sâu thở chậm: Hãy tiến hành hít sâu khoảng 5 – 8 giây, nín thở trong vòng 3 – 5 giây, sau đó thở ra từ từ trong khoảng thời gian là 5 – 8 giây. Biện pháp này tuy đơn giản nhưng sẽ giúp làm giảm nhịp tim của bạn.
– Sử dụng nghiệm pháp Valsalva: Biện pháp này nhằm tác động vào dây thần kinh phế vị – dây thần kinh tham gia điều khiển nhịp tim. Cách thực hiện như sau: Hãy hít một hơi thật sâu sao cho căng cơ vùng bụng, giữ nguyên trạng thái này trong vòng 5 giây và sau đó thở ra từ từ. Hãy thực hiện động tác này nhiều lần để đạt được hiệu quả cao nhất.
– Ho mạnh: Khi ho mạnh sẽ tạo ra áp lực lên thành lồng ngực, khiến tim đập chậm lại.
– Massage xoang động mạch cảnh: Động mạch cảnh là vùng động mạch trên cổ. Dùng các đầu ngón tay, massage nhẹ nhàng để kích thích các dây thần kinh phế vị (nằm cạnh động mạch cảnh) để giúp làm giảm nhịp tim.
– Vỗ nước lạnh lên mặt: Việc này sẽ tạo ra kích thích bất ngờ, tạo phản xạ khiến nhịp tim chậm lại. Cứ lặp lại như thế nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy nhịp tim của mình đã giảm bớt.
– Dùng thuốc: Dùng thuốc là một trong những cách giảm nhịp tim nhanh và hiệu quả khi bạn không thể làm giảm nhịp tim bằng các biện pháp trên. Bạn cần sử dụng một số thuốc để làm giảm nhịp tim nhanh chóng theo chỉ định của bác sĩ.
Học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng ngoài giờ hành chính bạn đã biết chưa ?
Chuyên gia chỉ ra những phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim
Ngoài các cách giảm nhịp tim nhanh như trên, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như dưới đây:
- Thuốc: Bác sĩ có thể sẽ cho người bệnh dùng một số loại thuốc chống loạn nhịp tim hàng ngày như: thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta… để làm giảm tần suất, mức độ của các cơn nhịp tim nhanh và hạn chế được các triệu chứng hồi hộp, trống ngực đập mạnh do rối loạn nhịp tim nhanh gây ra.
- Dùng thảo dược: Một số loại thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh là có hiệu quả cao trong điều trị rối loạn nhịp tim, trong đó có Khổ Sâm. Đây được ví như linh dược giúp hồi phục nhịp đập trái tim. Trong thảo dược này có các hoạt chất sinh học tự nhiên là matrin và oxymatrin, giúp làm ức chế trực tiếp cơ tim, thúc đẩy thư giãn mạch máu thông qua việc ức chế phóng thích chất gây co mạch, làm tăng nhịp tim là adrenalin tương tự như với các thuốc chẹn beta giao cảm. Hiện thảo dược này đã có mặt trong một số sản phẩm chuyên hỗ trợ điểu trị rối loạn nhịp tim.
- Đốt điện tim: Đây là cách giảm nhịp tim nhanh, là phương pháp sử dụng sóng cao tần để triệt phá đường điện phụ và triệt phá các ổ phát nhịp bất thường gây loạn nhịp tim.
- Cấy máy khử rung tim: Với những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nhanh đe dọa đến tính mạng, bác sỹ sẽ yêu cầu cấy máy khử rung tim. Thiết bị này có kích thước như chiếc điện thoại di động, cấy ghép ở ngực. Máy sẽ liên tục theo dõi nhịp tim, phát hiện sự gia tăng nhịp tim và sẽ tạo ra những cú sốc điện chính xác để nhịp tim phục hồi bình thường khi cần thiết.
- Phẫu thuật: Phương pháp này được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Nó nhằm cắt bỏ đường dẫn truyền phụ gây nhịp tim nhanh. Bác sĩ sẽ rạch các đường trên tim để tạo thành các mô sẹo không dẫn điện, điều này sẽ giúp cản trở xung điện bất thường gây nhịp tim nhanh.
Bênn cạnh những cách giảm nhịp tim nhanh như trên, người bệnh cũng nên lưu ý tới việc tập luyện khoa học, ăn uống đầy đủ và dinh dưỡng, lối sinh hoạt lành mạnh và đều được thông qua chỉ dẫn cảu bác sĩ.
Nguồn: Bệnh học