Viêm tai giữa là tình trạng bị viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm và thường có dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc không.
- Sau khi mắc bệnh viêm tai giữa biến chứng để lại có nguy hiểm không?
- Viêm tai giữa cấp căn bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ
- Cùng Dược sĩ Cao đẳng tìm hiểu nguyên nhân của bệnh viêm ống tai ngoài
Cùng tìm hiểu bệnh viêm tai giữa ở người lớn và cách điều trị
Nguyên nhân gây viêm tai giữa là gì?
Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do viêm nhiễm vùng mũi họng gây ra bởi vi trùng hoặc siêu vi. Ngoài ra còn do tắc vòi nhĩ, thường gặp do sùi, do viêm mũi xoang mủ hay u ở vòm họng. Có trường hợp bị mắc bệnh do nhiễm trùng đường hô hấp, do bệnh lý trào ngược, dị nguyên hoặc không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh cũng là những tác nhân gây viêm tai giữa hiện nay.
Người bị viêm tai giữa sẽ có những biểu hiện gì ?
- Dấu hiệu thường gặp của viêm tai giữa thường khởi đầu là đau tai, sau đó chảy nước tai và sức nghe bị giảm.
- Ngoài ra còn có những dấu hiệu ít gặp như ù tai, chóng mặt (thường được phát hiện ở trẻ lớn). Có trường hợp bị sốt, sưng sau tai, chán ăn và mất ngủ…
Để phát hiện bệnh, người lớn cũng như trẻ em cần được sự hỗ trợ từ bác sĩ trong chẩn đoán chẳng hạn như dùng đèn soi tai có kính phóng đại hay kính hiển vi soi tai và nội soi tai.
Bệnh viêm tai giữa được điều trị như thế nào ?
Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Trong quá trình điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, các mạch máu sẽ đóng vai trò vận chuyển kháng sinh đến các vị trí viêm nhiễm. Tuy nhiên, do tai giữa là một không gian kín không có các mạch máu nên chúng ta không thể điều trị viêm tai giữa theo cách thông thường.
Việc tìm ra một kháng sinh đủ mạnh để tiêu diệt được vi khuẩn trong điều kiện phòng thí nghiệm là chưa đủ. Thực tế, chúng ta cần dùng một liều cao hơn và phải đảm bảo không gây độc. Các kháng sinh họ Penicillin và dẫn xuất amoxycillin, cefuroxime,… có đặc tính an toàn cao cho phép chúng ta tăng liều một cách đáng kể mà không gây tác dụng phụ nên chúng thường được kê cho trẻ em. Tuy nhiên, cầu khuẩn có thể kháng kháng sinh họ penicillin một cách dễ dàng khiến cho việc điều trị viêm tai giữa khó khăn hơn.
Trong thời gian đầu của bệnh, lượng vi khuẩn còn ít, thuốc liều cao hoặc kháng sinh sẽ được sử dụng. Nếu các kháng sinh đơn giản không mang lại hiệu quả chúng ta cần tăng liều hoặc sử dụng một loại khác hiệu quả hơn. Nhưng do vấn đề đã nêu ở trên, tai giữa là một không gian kín nên các phương pháp điều trị có thể không phát huy được hết tác dụng. Thời gian nhiễm bệnh càng kéo dài, tình trạng tạo mủ và các dịch trong tai sẽ càng nặng thêm khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức, khó chịu và có thể mất phương hướng.
Cơ thể chúng ta có một cơ chế tự nhiên để kiểm soát nhiễm trùng tai. Trong cấu tạo tai giữa gồm một màng nhỏ hình tam giác – giống như một ngõ an toàn có cấu trúc yếu hơn so với các phần còn lại. Khi tai giữa xuất hiện áp lực, ngõ an toàn này sẽ vỡ ra tạo một lỗ thông để mủ và các chất dịch thoát ra ngoài mà không gây tổn hại đến chức năng của tai. Sau đó màng này sẽ tự động liền lại mà không cần bất cứ hỗ trợ từ y tế nào.
Nên chủng ngừa bệnh viêm tai giữa để tránh những nguy hiểm cho sức khỏe
Có thể chủng ngừa bệnh viêm tai giữa không ?
Viêm tai giữa thường gây ra bởi một số loại vi khuẩn. Trong đó nguy hiểm hơn cả là Haemophilus Influenzae từng gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hiện nay, trẻ em sẽ được tiêm vắc xin HIB để phòng ngừa vi khuẩn trên.
Vắc xin HIB rất khó sản xuất ra. Các protein Haemophilus đơn lẻ không thể tạo ra được phản ứng miễn dịch mạnh. Vì vậy, một phương pháp tiêm chủng khác đã được sử dụng để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả. Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã kết hợp Haemophilus với một loại protein tạo ra từ các mầm bệnh không liên quan như bạch hầu – có tác động mạnh với hệ miễn dịch. Vắc xin cho thấy hiệu quả tích cực trong việc chống lại vi khuẩn Haemophilus. Ngày nay, tỉ lệ nhiễm trùng Haemophilus hầu như là bằng không.
Tuy nhiên, việc chủng ngừa không đem lại hiệu quả với vi khuẩn thứ 2 nằm trong danh sách thường gây viêm tai giữa là phế cầu khuẩn (pneumococcus). Phế cầu khuẩn có rất nhiều chủng, điều đó có nghĩa là không loại vắc xin đơn lẻ nào có thể chống lại tất cả các chủng.
Việc chủng ngừa là vô cùng cần thiết và có hiệu quả trong việc làm giảm tỉ lệ mắc bệnh viêm tai giữa bởi vì tiêm chủng có khả năng chống lại vi khuẩn Haemophius và chống lại phế cầu khuẩn ở một mức độ nào đó. Đồng thời tiêm phòng thì đơn giản hơn so với việc điều trị các triệu chứng của bệnh.
Nguồn: Bệnh học