Những thực phẩm nào mà chúng ta cần tránh khi bị đau ruột thừa , dưới đây là những thực phẩm mà bệnh nhân không nên ăn để đảm bảo cho quá trình điều trị bệnh.
- Khi điều trị viêm họng có nên cắt amidan hay không?
- Chế độ ăn uống khoa học dành cho người bị đau dạ dày
- Mọi người nên cảnh giác khi bị đau bụng âm ỉ bên phải
Đau ruột thừa bệnh nhân không nên ăn những thực phẩm nào?
Không nên ăn gì khi bị đau ruột thừa?
Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Dù không thể ngăn ngừa được nhưng nếu biết được khi bị đau ruột thừa nên ăn gì, bạn có thể nhanh chóng vượt qua tình trạng bệnh này đấy. Dưới đây là một vài thực phẩm bạn không nên ăn:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ rất khó tiêu, không thích hợp khi bị đau hay sau khi đã phẫu thuật. Những thực phẩm này gồm thịt, trứng, phô mai, sữa nguyên kem, chocolate, kem, thức ăn chiên xào.
- Thực phẩm nhiều đường như kẹo, đồ ngọt, bánh ngọt, kem…
- Nước trái cây chế biến sẵn và đồ hộp.
- Thức uống có gas.
- Đồ uống chế biến sẵn.
- Rượu bia.
- Tiêu và các loại gia vị.
- Nước sốt.
- Đậu và rau họ cải.
- Bánh từ bột mì và ngũ cốc.
Chế độ ăn uống lành mạnh cũng rất cần thiết dành cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật. Bệnh nhân nên ăn thức ăn lỏng và tránh thức ăn đặc thông thường như trái cây, rau củ, thịt, gia cầm, trứng, cá, bánh mì… để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Những thực phẩm nên bổ sung sau khi mổ ruột thừa
Chế độ ăn thích hợp sau khi mổ ruột thừa
Theo tin tức chuyên mục Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Khi đang trong quá trình hồi phục sau cuộc phẫu thuật, một chế độ ăn đủ dinh dưỡng sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
1. Nên bắt đầu với những món dễ tiêu hóa
Sau khi phẫu thuật viêm ruột thừa, thức ăn tốt nhất cho bạn là những món dễ tiêu hóa. Những thực phẩm này gồm sữa, sữa chua, súp kem. Chế độ ăn này cung cấp đạm và canxi, nhưng lại ít chất dinh dưỡng khác như sắt, vitamin A và B. Vì thế, bạn chỉ nên ăn trong thời gian ngắn.
2. Thực phẩm đa dạng
Nếu sau khi ăn thức ăn lỏng trong giai đoạn chuyển tiếp mà không bị đau, nôn ói, tiêu chảy thì bạn có thể thêm vào chế độ ăn của mình nhiều nhóm thực phẩm khác. Người bệnh nên ăn những thực phẩm giàu đạm, vitamin C và chất xơ thường xuyên hơn.
Trứng là một nguồn cung cấp giàu đạm và kẽm. Trái cây, rau củ, các loại hạt, đậu và ngũ cốc sẽ cung cấp cho bạn nhiều chất xơ. Cơ thể cần nguồn dinh dưỡng dồi dào để tái tạo tế bào mới, giúp nhanh lành vết thương và ngăn ngừa biến chứng sau này.
3. Thực phẩm giúp mau lành vết thương
Bữa ăn cân bằng dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể bạn lượng đạm, đường và chất béo đầy đủ. Mỗi chất dinh dưỡng đều đóng vai trò quan trọng trong tiến trình lành vết thương sau phẫu thuật. Đạm hỗ trợ tổng hợp collagen, một phần quan trọng của mô liên kết, giúp lành phần tổn thương của cơ thể.
Đường cung cấp năng lượng để tái tạo mô mới và mạch máu. Thực phẩm cung cấp đường có lợi cho sức khỏe gồm đậu, bánh mì ngũ cốc, gạo lứt và rau củ quả. Chất béo cần thiết cho sự hình thành màng tế bào và giảm viêm. Bạn nên lựa chọn nguồn chất béo có lợi như dầu ô liu, hạt và trái bơ.
4. Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
Nguồn thực phẩm dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể bạn, đồng thời phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng. Vitamin A và C có nhiều trong rau xanh và tiêu, trong khi đó hạnh nhân và rau chân vịt cung cấp nhiều vitamin E.
Kẽm cần thiết cho sự hình thành của bạch cầu, kháng thể và tham gia nhiều chức năng khác của hệ miễn dịch. Hải sản, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại hạt là nguồn cung cấp kẽm dồi dào mà bạn có thể hấp thụ.
5. Tầm quan trọng của nước
Viêm ruột thừa sẽ ảnh hưởng đến nhu động ruột của cơ thể. Một vài người có thể bị tiêu chảy, một số khác lại bị táo bón. Bạn cũng không nên tác động lên vùng bụng sau khi phẫu thuật để kích thích nhu động ruột. Thế nhưng, nước có thể giúp bạn làm điều này. Hãy uống 10 – 12 cốc nước mỗi ngày để hỗ trợ làm mềm thức ăn và phân để ruột hoạt động dễ dàng hơn.
Nguồn: Bệnh học