Điều dưỡng Cao đẳng chia sẻ bí quyết giúp hạ cholesterol an toàn

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mỗi người chúng ta nên chủ động hoàn thiện chế độ ăn uống và lối sống của mình để duy trì mức cholesterol trong sự kiểm soát.Cholesterol rất cần thiết để tạo màng tế bào, cân bằng hormon trong cơ thể.

Điều dưỡng Cao đẳng chia sẻ bí quyết giúp hạ cholesterol an toàn

Điều dưỡng Cao đẳng chia sẻ bí quyết giúp hạ cholesterol an toàn

Bí quyết gì để duy trì mức cholesterol trong sự kiểm soát

  1. Thiết lập một mục tiêu

Bất cứ ai cũng có thể nói, “Tôi sẽ ăn ít chất béo” hoặc “Tôi sẽ ăn nhiều rau.” Đây là những mục tiêu khá chung chung. Bản thân mỗi người sẽ cảm thấy có động lực hơn nếu thiết lập một số lượng rất cụ thể. Ví dụ, “Tôi muốn có một LDL thấp hơn 130.” (Lipoprotein tỉ trọng thấp, hay là LDL, được gọi là “cholesterol có hại”). Các bác sĩ khuyên bạn nên làm giảm LDL dưới 70 nếu bạn có một nguy cơ rất cao về bệnh tim hoặc đau tim.

  1. Đừng ngồi quá lâu một chỗ

Hãy vận động trong khoảng 3 – 5′ sau mỗi giờ ngồi làm việc. Thường xuyên hoạt động thể chất không chỉ giữ sức khỏe thể chất, nó còn thực sự làm tăng mức độ cholesterol tốt đến 10%. Đó là động lực để tham gia phòng tập thể dục hoặc bắt đầu một môn thể thao, nhưng ngay cả thay đổi nhỏ như đi bộ sau bữa tối, hoặc sử dụng thang bộ thay vì thang máy cũng mang lại những lợi ích đáng kể. Chỉ cần tìm cách để tiếp tục di chuyển, di chuyển, và di chuyển. Ví dụ, nếu làm việc trong văn phòng, hãy cố gắng nghỉ ngơi ngắn mỗi giờ và đi bộ quanh văn phòng. Một nguyên tắc nhỏ là 10.000 bước một ngày (sử dụng một pedometer, một dụng cụ đếm bước chân để theo dõi).

  1. Tăng cường chất xơ

Theo chuyên gia sức khỏe giảng viên Nguyễn Thị Hồng công tác tại Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Có rất nhiều lý do để bạn tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Không chỉ kiềm chế các chất chống oxy hóa (giảm nguy cơ ung thư) mà còn có thể làm giảm nồng độ cholesterol. Những nguồn thực phẩm chứa chất xơ phong phú như táo, đậu, quả bơ, bông cải xanh, atiso, súp lơ xanh, đu đủ… Ngoài ra, có thể kiểm tra hàm lượng “psyllium” trên nhãn thực phẩm.

  1. Ăn cá ba lần một tuần

Cá là thực phẩm có hàm lượng acid béo omega-3 rất cao, có thể làm giảm đáng kể mức độ cholesterol và triglycerides của cơ thể. Bổ sung dầu cá cũng có thể là trợ giúp đáng kể nhưng trước đó cần nói chuyện với bác sĩ , đặc biệt là khi đang dùng bất kỳ loại thuốc chống đông máu nào

Nhà trường tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm năm 2019

Nhà trường tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm năm 2019

  1. Uống 1 ly rượu hoặc bia 1 ngày

Nghiên cứu cho thấy rằng thói quen này có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt là 10%. Tuy nhiên, không uống nhiều hơn, nó không nhân rộng thêm lợi ích mà chỉ khiến bạn làm thêm những điều khủng khiếp đối với gan của mình.

  1. Uống trà xanh

Trà xanh có tác dụng chống oxy hóa cũng như giữ chỉ số cholesterol ở mức cân đối

Trà xanh đã chứng tỏ có rất nhiều lợi ích sức khỏe, và một nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Brazil đã chứng minh rằng nó cũng có thể giữ mức cholesterol dưới sự kiểm soát. Những người tham gia được yêu cầu uống viên nang trà xanh đã giúp cải thiện nồng độ LDL 5%.. Nếu không thích trà xanh thì nước cam cũng là một trong những gợi ý tốt đem lại nhiều lợi ích cho tim.

  1. Hãy hỏi bác sĩ về thuốc cholesterol

Nếu đang gặp vấn đề về cholesterol và có nguy cơ cao phát triển bệnh tim hoặc có cơn đau tim, bác sĩ có thể kê toa thuốc. Đáng kể có thể làm giảm mức độ LDL là 50%. Bổ sung này cộng thêm những thay đổi trong lối sống và chế độ ăn uống, chắc chắn sẽthay đổi lớn trong sức khỏe.

  1. Chọn các chất béo thông minh

Sử dụng dầu hạt cải thay vì dầu thực vật. Đổ chai đựng giấm thay vì nước trộn Thousand vào món salad. Bỏ qua bất kỳ nước sốt cho món mì ống mà sử dụng nước sốt cà chua hoặc dầu ô liu. Cá nướng thay vì ăn bít tết…

Theo chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đây là những bí quyết giúp bạn có thể duy trì cholesterol trong sự kiểm soát của mình. Chỉ cần thay đổi bạn sẽ thấy sự rõ rệt trong cơ thể của mình.

Nguồn: Bệnh học