Điều dưỡng chỉ ra những dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn cuối

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khi đã ung thư dạ dày giai đoạn cuối thì dấu hiệu đặc trưng là các tế báo đã di căn sang các cơ quan khác và quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.

Điều dưỡng chỉ ra những dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Điều dưỡng chỉ ra những dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Những dấu hiệu ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối là gì?

Theo chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết những dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân bị ung thư gia đoạn cuối:

1. Đau bụng

Những cơn đau xuất hiện thường xuyên ở ổ bụng là một trong những triệu chứng bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Cơn đau bụng có thể chia làm hai loại.

  • Đau cấp tính:Cơn đau bùng lên rất nhanh, đột ngột và cường độ đau dữ dội. Điều này cho thấy có thể một mô tế bào đã bị tổn thương nghiêm trọng. Khi đó, việc sử dụng các thuốc giảm đau thông thường không có hiệu quả.
  • Đau mạn tính:Cơn đau âm ỉ, kéo dài từ vài tuần tới vài tháng. Nguyên nhân gây đau là do khối u đã di căn tới xương hoặc kích thước khối u quá lớn chèn ép vào các dây thần kinh. Trong tình huống này, cơn đau có thể được xoa dịu bằng các loại thuốc giảm đau. 

2. Chướng bụng

Khi người bệnh bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, dạ dày sẽ hoạt động kém hiệu quả, thức ăn không được tiêu hóa, dồn đọng tại cơ quan này càng thúc đẩy quá trình tiết dịch vị axit, điều này sẽ tăng cường kích thích các vết viêm loét, tổn thương và tế bào ung thư tại bao tử. 

Vòng luẩn quẩn ấy tiếp diễn sẽ khiến hiện tượng chướng bụng xuất hiện. Khi này, người bệnh luôn cảm thấy vùng bụng trên căng tức, khó chịu như một quả bóng chứa đầy hơi. 

3. Ợ chua

Các cơn ợ hơi, ợ chua, ợ nóng được coi là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể nếu chúng thỉnh thoảng mới xuất hiện. Còn nếu bạn liên tục bị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng cùng các biểu hiện nóng rát vùng thượng vị, dịch vị axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản thì bạn nên đi khám chuyên khoa Tiêu hóa ngay lập tức vì khả năng cao đã bị các bệnh lý liên quan tới dạ dày như: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, ung thư dạ dày…

4. Nôn ra máu

Khi bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, hệ thống niêm mạc tại bao tử, đặc biệt là khu vực khối u ác tính phát triển, đã bị phá hủy nghiêm trọng. Tình trạng này dễ dàng khiến dạ dày bị xuất huyết – hiện tượng máu chảy ồ ạt và khó có thể ngăn chặn.

Xuất huyết dạ dày âm ỉ hoặc đột ngột cũng sẽ khiến người bệnh khó chịu và có cảm giác buồn nôn và nôn, thậm chí nôn ra máu. Đây chính là lượng máu tươi từ dạ dày dội ngược lên khoang miệng. 

Do đó, khi thấy hiện tượng nôn ra máu, nghi ngờ là xuất huyết dạ dày, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để tiến hành cấp cứu, ngăn chặn tình trạng máu chảy.

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chỉ cần tốt nghiệp THPT

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chỉ cần tốt nghiệp THPT

5. Chán ăn

Ung thư phát triển tại dạ dày khiến bộ phận này hoạt động kém hiệu quả, tiêu hóa thức ăn chậm chạp, lâu dần thức ăn ứ đọng tại đây khiến người bệnh lúc nào cũng cảm thấy no, đầy bụng.

Từ đó dẫn tới cảm giác chán ăn, ăn uống không ngon miệng. Thậm chí ngay cả các món ăn trước là món “ruột” nhưng giờ cũng không hấp dẫn bạn nữa. Đây chính là một dấu hiệu báo động cơ thể, nhất là hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.

6. Sụt cân 

Không còn háo hức ăn uống, cơ thể không thu nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết tất yếu sẽ dẫn đến cơ thể suy nhược, cân nặng sụt giảm nhanh chóng. 

Theo đó, người bệnh có thể giảm 7-10 cân trong một tháng khi bệnh ung thư dạ dày đã ở giai đoạn cuối. 

7. Rối loạn tiêu hóa

Chính sự suy yếu của các cơ bụng và sàn chậu khiến khả năng bài tiết qua trực tràng giảm ở người bệnh bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. 

Bên cạnh đó, khi bị ung thư giai đoạn cuối, các biện pháp điều trị và can thiệp bằng thuốc có thể gây liệt đám rối thần kinh của ruột ở mức độ nhẹ, từ đó làm người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, biểu hiện bằng tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.

8. Đi ngoài ra máu đen

Niêm mạc dạ dày bị phá hủy âm thầm, xuất huyết dạ dày khiến máu chảy ra hòa lẫn cùng thức ăn và dịch vị trong bao tử. Sau đó, lượng máu này được bài tiết và đào thải ra ngoài khiến người bệnh đi ngoài ra máu đen. 

Một nguyên nhân khác dẫn tới hiện tượng đi ngoài ra máu đen đó là khối u dạ dày bị vỡ gây chảy máu, trải qua quá trình từ bao tử xuống hậu môn, máu này chuyển sang màu thâm đen và bị đào thải ra ngoài. 

9. Khối u lớn trong ổ bụng

Khi bệnh ung thư dạ dày đã phát triển tới giai đoạn cuối thì bạn sẽ dễ dàng sờ nắn thấy một khối u lớn bên trong ổ bụng. 

Kích thước khối u càng lớn càng khiến tình trạng bệnh lý càng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. 

Nguồn: Bệnh học