Điều trị rối loạn Stress ở người nhiễm HIV

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhận biết mình bị nhiễm HIV thường là một sự sự kiện gây ra chấn thương tinh thần mạnh mẽ đối với nhiều người. Điều này có thể dẫn đến việc phát triển rối loạn stress cấp hoặc rối loạn stress sau sang chấn

Các triệu chứng chính của rối loạn Stress

Rối loạn Stress cấp: Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn ngay sau khi biết mình bị nhiễm HIV, một số người có thể trải qua một loạt cảm xúc và phản ứng mạnh mẽ. Một số có thể cảm thấy sụp đổ, tồn thương, hoặc trải qua những phản ứng sinh lý và tâm lý đối diện với chấn thương. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Hồi Tưởng Chấn Thương: Bệnh nhân có thể trải qua lại các sự kiện khó chịu liên quan đến việc bị nhiễm HIV, như những tình huống liên quan đến việc lây nhiễm HIV (chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiêm chích ma túy). Các hồi tưởng này có thể là cảm xúc, tình cảm hoặc trải nghiệm về mặt sinh lý.
  • Giấc Mơ Đau Buồn: Bệnh nhân có thể trải qua giấc mơ đau buồn liên quan đến chấn thương tâm lý, thường có nội dung liên quan đến sự kiện chấn thương.
  • Căng Thẳng Tăng Cao: Cảm xúc căng thẳng, tăng cảnh giác, và phản ứng quá mức khi tiếp xúc với kích thích liên quan đến chấn thương.
  • Rối Loạn Giấc Ngủ: Khó ngủ, khó duy trì giấc ngủ, ác mộng, và giật mình.

Theo lời khuyên từ bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM những triệu chứng này tồn tại ít nhất 3 ngày sau sự kiện chấn thương, nhưng không kéo dài quá 1 tháng.

Rối loạn Stress sau sang chấn (PTSD): Khoảng một nửa số bệnh nhân với rối loạn stress cấp chuyển thành rối loạn stress sau sang chấn. PTSD đặc trưng bởi các triệu chứng kéo dài và chia thành ba nhóm chính:

  • Triệu chứng xâm nhập: Bệnh nhân có thể trải qua hồi tưởng và cảm thấy như sự kiện chấn thương đang tái diễn. Triệu chứng này bao gồm hồi tưởng, những ký ức đau buồn hoặc giấc mơ đau buồn khi tiếp xúc với các kích thích liên quan đến chấn thương.
  • Tránh các kích thích liên quan đến chấn thương: Bệnh nhân cố gắng tránh suy nghĩ hoặc hoạt động liên quan đến chấn thương. Họ có thể giảm khả năng ghi nhớ các sự kiện liên quan đến chấn thương và cảm thấy bị bỏ rơi hoặc giải thể.
  • Tăng các triệu chứng kích thích: Các triệu chứng này bao gồm mất ngủ, khó chịu, tăng cảnh giác, và giật mình.

Điều trị rối loạn Stress

Điều trị rối loạn Stress cấp: Thuốc chống trầm cảm không thường có hiệu quả trong việc điều trị phản ứng stress cấp. Thuốc ức chế adrenergic như propranolol thường không được sử dụng trong điều trị phản ứng stress cấp. Thuốc an thần benzodiazepine có thể được sử dụng để giảm tình trạng lo âu và căng thẳng quá mức, nhưng cần sử dụng cẩn thận và không kéo dài.

Điều trị rối loạn Stress sau sang chấn: Rối loạn stress sau sang chấn cần được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm như sertraline, paroxetine hoặc clomipramine. Hiệu quả tối đa của thuốc thường xuất hiện sau 12 tuần điều trị, nhưng bệnh nhân nhiễm HIV cần điều trị lâu dài, từ 6-18 tháng hoặc thậm chí nhiều năm trong trường hợp mạn tính. Cũng có khả năng sử dụng thuốc ức chế beta như propranolol trong 6 tháng để giảm các triệu chứng kích thích.

Việc điều trị bệnh chuyên khoa như rối loạn stress sau sang chấn ở người nhiễm HIV cần sự quan tâm và hỗ trợ tâm lý toàn diện từ các chuyên gia y tế tâm lý và y tế cộng đồng để đảm bảo hiệu quả tối ưu và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.