Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, nó có thể gây bệnh và phòng bệnh. Vậy, chế độ dinh dưỡng như thế nào mới có thể phòng bệnh tăng huyết áp.
- Vitamin C có tác dụng giảm huyết áp cao bạn biết không?
- Người bị cao huyết áp nên ăn những thực phẩm gì?
- Cao huyết áp và những biến chứng nguy hiểm khó lường
Dược sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng để phòng bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
+ Muối khi vào cơ thể: sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với natri, ion Na+ sẽ vận chuyển vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu làm tăng nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp. Do đó, ăn nhiều muối gây tăng huyết áp và thuốc lợi tiểu làm hạ huyết áp do cơ thế thải muối ra khỏi cơ thể. Các thành phần kali, canxi, magie có tác dụng hạ huyết áp do tăng đào thải natri ra khỏi cơ thể. Do vậy, chế độ ăn của người tăng huyết áp cần bổ sung nhiều kali, giảm natri. Kali phân bố rộng rãi trong các loại thực phẩm và lượng thay đổi khác nhau tùy từng nhóm thực phẩm. Những thực phẩm cung cấp nhiều kali nhiều kali như: khoai tây, su hào, bí đao, mướp, đậu đỗ. Trong sữa cũng có nhiều kali, tiếp đến là thịt, trứng, sản phẩm ngũ cốc và các loại rau. Những người có tiền sử tăng huyết áp nên ăn chế độ ăn giàu kali để có thể bình ổn huyết áp.
+ Chế độ ăn nhiều chất béo: Chất béo no làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, chất béo không no như dầu cá làm giảm huyết áp. Ngoài ra, chế độ ăn giàu cholesterol cũng làm tăng huyết áp.
+ Rượu cũng là một nguyên nhân làm tăng huyết áp. Những người nghiện rượu, uống rượu thường xuyên dễ tăng huyết áp, bỏ rượu thì huyết áp giảm.
+ Béo phì: béo phì và tăng huyết áp tỉ lệ thuận. Tỉ lệ tăng huyết áp ở người béo phì cao hơn những người không béo phì. Tuy nhiên, người thừa cân, béo phì nếu có chế độ ăn và chế độ luyện tập hợp lý sẽ khống chế được tình trạng huyết áp.
+ Người bệnh tăng huyết áp hay không tăng huyết áp đều cần một chế độ ăn nhạt, nhiều rau xanh và hoa quả. Chế độ ăn này giàu kali, giàu vitamin, chất xơ, thấp natri và chất béo.
Hạn chế muối cho bệnh nhân cao huyết áp là rất cần thiết
Chế độ ăn như thế nào giúp phòng và điều trị tăng huyết áp?
Theo Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Nguyên tắc cơ bản của chế độ ăn điều trị tăng huyết áp là: ít natri, giàu kali, caxi, magie, giàu vitamin và các chất vi lượng, giàu các chất chống oxy hóa, giàu chất xơ, giảm chất béo no, tắng chất béo không no, giảm các chất kích thích.
+ Hạn chế muối: chỉ cần một thìa muối 5g thì đã có khoảng 2000mg natri, tương đương với lượng muối cần thiết cho một người bình thường trong ngày. Chúng ta cần hạn chế những thức ăn nhiều muối sau: cà muối, dưa muối, mắm tôm, mắm tép, thức ăn đóng hộp. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín sẽ cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, nhiều kali, góp phần làm giảm huyết áp.
+ Hạn chế các thức ăn có chứa chất kích thích như rượu, café, nước chè đặc. Khuyến khích sử dụng các thức ăn, nước uống có tác dụng an thần, hạ huyết áp, lợi tiểu như hạt sen, ngó sen. Đối với nam giới, không nên uống quá 2 đơn vị rượu hoặc nữ giới không nên quá 1 đơn vị rượu/ ngày. Một đơn vị rượu xấp xỉ 1 cốc bia.
Tóm lại, muối và các chất kích thích là những nguyên nhân góp phần gây tăng huyết áp. Do đó, để bảo vệ sức khỏe chúng ta khỏi bệnh này, mọi người cần hạn chế tối đa muối và các chất kích thích.
Nguồn: Bệnh học