Trong y học cổ truyền thì bệnh ho gà được gọi là bách nhật khái, sinh khái bởi vì nó ho theo cơn, dưới đây là một số bài thuốc giảng viên Y học cổ truyền bật mí điều tri ho gà hiệu quả.
- Các bệnh thường gặp vào mùa mưa và cách phòng tránh
- Những thực phẩm làm dịu cơn hen suyễn
- Đau ruột thừa bệnh nhân không nên ăn những thực phẩm nào?
Giảng viên Y học cổ truyền bật mí bài thuốc điều trị ho gà
Tìm hiểu về bệnh ho gà
Giảng viên Y học cổ truyền công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bệnh ho gà trong y học cổ truyền hay gọi là bách nhật khái, sinh khái bởi bệnh thường ho từng cơn chứ k ho liên tục.
Nguyên nhân gây bệnh: do tà khí qua miệng mũi vào phế, phế khí không thông, nghịch lên gây ho, bên trong đờm nhiệt ẩn nấp ở phế, gây nên các cơn ho kịch liệt.
Khi bệnh kéo dài ệnh ảnh hưởng đến phế khí, phế âm và sinh ra các biến chứng.
Bật mí một số bài thuốc điều trị ho gà theo từng gia đoạn bệnh
Theo chuyên mục tin tức Cao đẳng Y Dược cho biết: Giai đoạn đầu (cảm nhiễm, phế hàn): người bệnh có biểu hiện chảy nước mũi, ngạt mũi, ho liên tục, ngày nhẹ đêm nặng, rêu lưỡi trắng mỏng. Phương pháp chữa là tuyên phế trừ tà hay tân ôn tuyên phế. Dùng một trong các bài:
- Bài 1: Tiểu thanh long thang: ma hoàng 4g, quế chi 4g, bạch thược 8g, cam thảo 4g, bán hạ chế 4g, can khương 2g, ngũ vị tử 4g, tế tân 2g. Sắc uống
- Bài 2: lá tía tô 12g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, vỏ quýt 6g, cam thảo dây 10g, gừng 3g. Sắc uống.
- Bài 3: ma hoàng 4g, hạnh nhân 12g, trần bì 6g, bách bộ 8g, cam thảo 4g. Nếu có sốt, thêm hoàng cầm 8g, tang bạch bì 12g. Sắc uống.Hoa đu đủ đực giúp trị ho gà do đàm nhiệt, phế nhiệt.
Giai đoạn ho cơn (thường do đàm nhiệt, phế nhiệt): sau khi mắc khoảng 1 tuần, người bệnh ho càng ngày càng nặng, sau cơn ho có tiếng rít, nôn ra đờm dãi, thức ăn; nếu ho nhiều có thể ra máu, xuất huyết dưới niêm mạc, chảy máu cam, mi mắt nề, rêu lưỡi vàng hoặc vàng dày. Phương pháp chữa là thanh phế tiết nhiệt, hóa đàm (tuyên phế tiết nhiệt). Dùng một trong các bài:
- Bài 1: Ma hạnh thạch cam gia hoàng cầm, bách bộ: ma hoàng 3g, hạnh nhân 6g, thạch cao 10g, cam thảo 2g, hoàng cầm 6g, bách bộ 4g. Nếu có xuất huyết, thêm chi tử sao đen 5g, rễ cỏ tranh 5g; có đờm nhiều, thêm bán hạ chế 4g, hạt củ cải 4g. Sắc uống.
- Bài 2: Cao ho gà (Viện nghiên cứu Đông y): lá chanh 10g, cỏ gà 10g, gừng tươi 5g, củ sả 5g, lá táo 10g, cỏ sữa nhỏ lá 10g, vỏ rễ dâu 10g, hoa đu đủ đực 5g. Các dược liệu tươi rửa sạch nấu thành cao tỉ lệ 1/1, cho đường nấu thành siro. Cho vào lọ nút kín. Trẻ dưới 5 tuổi mỗi lần uống 1 thìa cà phê; trên 5 tuổi mỗi lần dùng 2 thìa cà phê. Ngày uống 2 lần pha với nước ấm. Kiêng kỵ: Không ăn các chất dầu mỡ, cay nóng, tanh (tôm, cua).Đờm trong phế quản – một nguyên nhân gây ho.
Khi đờm trong phế quản – một nguyên nhân gây ho.
Giai đoạn phục hồi (phế khí hư hoặc phế âm hư): Người bệnh ho giảm nhẹ dần, số lần ho ít hơn, tiếng rít giảm dần đến hết, cơn ho yếu, thở ngắn, dễ ra mồ hôi, khát nước, triều nhiệt, chất lưỡi đỏ. Phương pháp chữa là tư dưỡng phế âm, phế khí. Dùng một trong các bài:
- Bài 1: Sa sâm mạch môn thang: sa sâm 12g, mạch môn 12g, thiên hoa phấn 16g, tử uyển 8g, bách bộ 8g. Nếu tự ra mồ hôi là phế khí hư, thêm đảng sâm 16g, ngũ vị 6g, bạch truật 8g. Sắc uống.
- Bài 2: vỏ rễ dâu 12g, thiên môn 16g, bách bộ 16g, sa sâm 12g, mạch môn 12g. Sắc uống .
- Bài 3: cát cánh 6g, cam thảo 4g, tử uyển 4g, trần bì 2g, kinh giới 8g, bách bộ 8g, mạch môn 8g, sa sâm 8g. Sắc uống.
Nguồn: Bệnh học