Hỏi Đáp Bệnh Học – Bệnh Mày Đay

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thưa các bác sĩ, em thường bị nổi những vết ửng đỏ từng vùng trên khắp người. Những vết này khoảng một thời gian là hết rồi lại chuyển sang vùng khác. Em bị cả ở mắt, lòng bàn tay và trên mu bàn chân. Em đã sử dụng thuốc của nhà thuốc mà không hết. Thuốc em uống gồm: telfast,prednism,betasiphon. Xin bác sĩ tư vấn giúp em là loại thuốc em dùng như thế có đúng không? 

benh-may-day-va-nhung-dieu-can-biet

Bác sĩ trả lời:

Mày đay là một bệnh da dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau ở bên trong cũng như bên ngoài cơ thể

–  Do thức ăn: Trứng, nấm ăn, tôm, cua, ốc, sò cá, thịt, đồ hộp…

–  Do thuốc: nguyên tắc là bất kỳ một thuốc nào đưa vào trong cơ thể cũng có thể gây dị ứng, kể cả thuốc điều trị dị ứng… Một số thuốc hay gây dị ứng như: Kháng sinh, huyết thanh, văcxin, sulfamid, quinin,…

–  Ký sinh vật: giun, sán

–  Côn trùng đốt: Muỗi, rệp

– Tiếp xúc với lá cây (lá han), sâu bọ, nước, gió lạnh…

– Do điều kiện sinh lý: mệt nhọc, gắng sức, cảm xúc, bệnh rối loạn thần kinh vận mạch, tăng thẩm thấu thành mạch, tăng hoạt động của các chất sinh học trung gian như histamin, serotonin. Kết hợp với rối loạn thần kinh trung ương.

Những xét nghiệm cần làm trong bệnh mày đay:

– Công thức máu, xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng đường ruột, tìm ấu trùng giun chỉ trong máu.

– Khám dịch vị để xác định có triệu chứng thiểu toan hoặc vô toan.

– Xét nghiệm về cơ địa dị ứng, dị ứng thuốc, phản ứng nội bì với histamin.

Triệu chứng lâm sàng bệnh mày đay:

benh-may-day

– Ngứa là triệu chứng chủ yếu.

– Sẩn phù: là những tổn thương có giới hạn rõ rệt, tròn hoặc không đều, kích thước vài mm đến vài cm, vung trung tâm trắng, ngoại vi màu hồng nhạt, ấn có cảm giác căng. Có thể sẩn có ở một vùng giới hạn hoặc ở khắp cơ thể. Khi xuấthiện ở những tổ chức lỏng lẻo như bộ phận sinh dục, mi mắt, có thể gây phù rất lớn., các thương tổn có thể xẹp dần xuống và thay thế vào đó là các thương tổn mới. có thể do ngứa gãi mà có thêm tổn thương như xây xước da, mụn mủ bội nhiễm…

– Các thương tổn mày đay nếu xuất hiện ở niêm mạc đường hô hấp có thể gây khó thở, ở niêm mạc dạ dày bệnh nhân có thể có đau bụng từng cơn.

– Mày đay tiến triển thành từng đợt, mỗi đợt không quá vài ba ngày. Có những trường hợp bệnh tái phát liên tục nhiều lần, trở thành mạn tính.

Điều trị bệnh mày đay

dieu-tri-benh-may-day-bang-yhct

Điều trị bệnh mày đay bằng Y học Cổ truyền cho kết quả khá tốt.

  • Thông thường điều trị  bằng các thuốc kháng histamin tổng hợp tức thời trong vòng 10 đến 15 ngày đầu phát bệnh. Sau đó phải tiếp tục điều trị để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
  • Tuỳ thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định đường dùng thuốc cho người bệnh như uống, tiêm, truyền…
  • Có thể có kết hợp với điều trị giải mẫn cảm với những chất nghi ngờ là yếu tố dị nguyên.
  • Có thể kết hợp với vật lý trị liệu, tia tử ngoại, nhiệt điện, thay đổi môi trường sống.
  • Điều trị mày đay bằng Y học Cổ truyền cho kết quả tương đối tốt. Chế độ ăn cần lưu ý: Ăn nhẹ, ăn sữa, chế độ ăn lỏng trong thời gian phát bệnh, tránh ăn uống những chất kích thích và các thức ăn làm tăng bệnh. Tránh những nguyên nhân gây kích thích da như quần áo chật, xà phòng không thích hợp…
  • Chúc bạn thành công!

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM