Hỏi Đáp Bệnh Học – Bệnh Mày Đay Khi Mang Thai

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Phụ nữ khi mang thai  bị bệnh mày đay (mề đay) ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tâm lý. Các chuyên gia bệnh học khuyến cáo khi điều trị bệnh mày đay, thai phụ cần lưu ý những vấn đề nhất định.

benh-me-day-khi-mang-thai
Hỏi:

Tôi có thai được 7 tháng. Hơn 1 tuần nay da bụng tôi ngứa, rát. Liệu đó có phải chứng mày đay hay không? Tôi có thể dùng loại thuốc nào để hết rát, ngứa? (Tô Thị Hương – Nghĩa Đàn – Nghệ An)

Trả lời:

Như bạn mô tả thì bạn đã bị ban sẩn dạng mày đay. Đây là bệnh lý hay gặp nhất ở phụ nữ có thai, thường xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ con so, ít khi tái phát trong những lần mang thai sau, dễ xảy ra ở những bà mẹ mang đa thai. Bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai.

Trường hợp bệnh mày đay nhẹ nên dùng các biện pháp chăm sóc da không đặc hiệu như dùng kem làm trơn và ẩm da trước khi ngủ và ngay sau tắm, hạn chế số lần tắm, tắm bằng nước ấm. Sau khi tắm nhanh chóng lau khô da và dùng ngay các kem dưỡng da, nên sử dụng các loại xà phòng hoặc sữa tắm trung tính. Các bà mẹ nên mặc đồ rộng, thoáng mát.

Tránh những loại xà bông kích ứng cao

Thuốc chống ngứa tại chỗ: Crotamiton, menthol, camphor. Tránh sử dụng các yếu tố gây kích ứng da hoặc giãn mạch: xà phòng, bia rượu, nước nóng… Các thuốc kháng histamin có tác dụng an thần, giảm tốt các triệu chứng ngứa, ban đỏ và tương đối an toàn với thai.

Các kháng histamin bôi ngoài thường ít hiệu quả và có nguy cơ gây kích ứng da. Trường hợp nặng có thể chiếu tia cực tím B. Nếu ngứa dai dẳng có thể dùng một đợt ngắn ngày corticosteroid đường uống.

Tránh sử dụng kéo dài corticoid bôi tại chỗ vì có nguy cơ gây giãn mạch và teo da. Những trường hợp nặng không đáp ứng với điều trị bằng thuốc có thể cân nhắc việc đình chỉ thai nghén sớm.

 Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM