Hướng dẫn cho bé uống nước đúng cách như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trẻ  dưới 6 tháng tuổi thận còn yếu, nếu cho bé uống quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, Vậy cho bé uống nước đúng cách là như thế nào?

Cha mẹ cho bé uống quá nhiều nước hoặc do khi pha chế sữa không làm theo hướng dẫn chính xác về tỷ lệ nước và sữa, sữa pha quá loãng khiến lượng nước mà bé hấp thụ quá nhiều. Phần nước dư thừa ấy bị tích lại trong cơ thể và trong máu dẫn đến hiện tượng pha loãng quá độ, khiến lượng natri trong máu hạ thấp và dẫn đến ngộ độc nước, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

Cho trẻ uống nước như thế nào đúng cách

Làm sao biết bé thiếu nước 

Đối với các bé bú mẹ hoàn toàn, để ước lượng sữa, bạn có thể tự vắt sữa ra để kiểm tra một lần bú bé bú được bao nhiêu ml sữa để ước lượng.

Quan sát những biểu hiện cho thấy bé thiếu nước như sau:

– Bé dưới 6 tháng tuổi: Trong 4-6 giờ mà bé không đi tiểu là cho thấy bé đang thiếu nước. Lúc này, bạn nên cho bé bú thường 2 đến 3 tiếng một lần để bù nước cho bé. Nếu bé vẫn đi tiểu ít khi bạn đã tăng lần bú, bạn nên tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để biết lượng nước chính xác là bao nhiêu để bù thêm cho bé.

– Bé trên 6 tháng tuổi, đi tiểu ít hơn 6 lần/ngày

– Đối với trẻ em trên 2 tuổi, bé không đi tiểu trong 6-8 giờ

– Nước tiểu nên có màu trong, vàng rất nhẹ. Nếu vàng đậm thì cho thấy bé thiếu nước

– Kế đến là 1 số dấu hiệu báo động là bé thiếu nước nhiều. Môi khô, có ít hoặc không có nước mắt khi khóc, bé hay khóc vì có cảm giác đau cơ, thóp đỉnh đầu bị lõm.

Nếu bé thiếu nước có thể bổ sung nước theo lượng trung bình phù hợp với độ tuổi. Bé bú mẹ hoàn toàn dưới 1 tuổi là ưu tiên bổ sung nước qua sữa mẹ. Các bé khác thì chỉ nên bổ sung qua sữa hoặc nước lọc đun sôi để nguội.

Lượng nước cần thiết theo từng độ tuổi ở trẻ

Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: Chỉ cần bú sữa mẹ hoặc pha sữa bột theo đúng hướng dẫn, bởi vì trong đó đã bao gồm lượng dinh dưỡng và nước cần thiết cho bé.

Nhiều cha mẹ mỗi lần cho con ăn sữa xong lại cho bé uống thêm rất nhiều nước khiến các bé đi tiểu nhiều và lượng natri đồng thời bị mất đi. Trong khi đó, mất nhiều natri sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đại não. Điều này dẫn đến các triệu chứng ngộ độc nước giai đoạn đầu như: khó chịu, buồn ngủ, thân nhiệt hạ thấp, phù mặt… nặng hơn còn có thể dẫn đến chuột rút, co giật, ngất lịm.

Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi:

Nhu cầu của trẻ lúc này là khoảng 200 – 300ml/ngày, lúc này lượng nước trong khi bé bú vẫn đủ, chỉ cần bổ sung thêm một chút nước là được. Tuỳ thuộc vào loại thức ăn của bé là thực thẩm tương đối khô thì có thể tăng thêm lượng nước bổ sung.

Các Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ, sau mỗi lần ăn xong, cho bé uống thêm khoảng 2 thìa con nước lọc, mỗi lần nhiều nhất khoảng 15 – 30ml, thứ nhất là để làm sạch khoang miệng cho bé, thứ 2 là có thể tốt cho vị giác thời kỳ đầu.

Trẻ trên 1 tuổi: Lượng nước uống tuỳ thuộc vào nhu cầu của bé, nhất là sau 1 tuổi bé có thể tự cầm cốc. Mẹ có thể rèn luyện cho bé thói quen uống nước. Không nên đợi tới khi cảm thấy khát rồi mới uống vì như vậy là đã bị thiếu nước rồi.

Chuyên gia sức khỏe mách rằng có thể dựa vào cân nặng của trẻ để xác định lượng nước cần cho cơ thể bé. Cụ thể: 4.5kg cần 425ml nước, 5kg -510ml, 6.3kg – 595ml, 7.2kg – 680ml, 8.1kg – 765ml, 8.5kg – 850ml, 9kg – 935ml, 10,9kg – 992ml, 11.8kg – 1020ml, 12.7kg – 1077ml, 13.6kg – 1105ml.

Cách nhận biết bé đã uống đủ nước:

Các bà mẹ nên căn cứ vào màu sắc nước tiểu của trẻ để kiểm tra lượng nước uống đủ hay thiếu. Nước tiểu gần như trắng trong đến màu vàng nhạt là tốt, còn nước tiểu màu vàng cam sậm là thiếu nước.

Nguồn: benhhoc.edu.vn