Thường thì mọi người chỉ nghĩ răng các bệnh xương khớp, viêm khớp dạng thấp là ở người lớn tuổi, người ít vận động…, tuy nhiên hiện nay bệnh còn có cả ở trẻ em.
- Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi và cách phòng tránh tốt nhất là gì ?
- Những lưu ý khi trẻ bị sốt siêu vi cha mẹ trẻ cần lưu ý
- Bệnh sốt xuất huyết vào mùa hè là nguy cơ rình rập cao nhất
Không chỉ có ở người lớn mà trẻ em cũng bị bệnh viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Theo chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau : từ đau mỏi xương khớp tuổi phát triển, viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, do lao, viêm sau chấn thương… cho đến những bệnh khớp mãn tính do một số rối loạn miễn dịch hoặc giai đoạn đầu của bệnh bạch cầu cấp… Một trong những bệnh khớp mãn tính thường gặp ở tuổi học đường là bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên. Bệnh này thuộc nhóm bệnh tự miễn, được định nghĩa là tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất sáu tuần, khởi phát bệnh trước 16 tuổi.
Bệnh thường khởi phát sau khi nhiễm virút hoặc nhiễm khuẩn (Chlamydia mycoplasma, Streptococcus, Salmonella, Shigella). Bệnh này không hiếm gặp nhưng rất ít cha mẹ hiểu biết rõ nên đa số trẻ mắc bệnh thường được đưa đến chuyên khoa khám muộn ,dẫn tới biến dạng khớp và nhiều biến chứng khác.
Ngoài ra theo nhiều nghiên cứu khoa học, thì bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em còn có liên quan đến yếu tố tự miễn và yếu tố di truyền từ gia đình.
Biểu hiện viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Thể đa khớp: Viêm từ 4 khớp trở lên và kéo dài trên 6 tháng, trẻ sẽ bị sốt nhẹ kéo dài, mệt mỏi, ăn kém. Về triệu chứng ở khớp, đa số bắt đầu từ một khớp, sau đó phát triển sang khớp khác với tính chất đối xứng, sưng đau, phù nề, có thể có tràn dịch khớp gối, bệnh hay gặp ở khớp cổ tay, cổ chân, gối, khuỷu. Có 2 dạng:
- Thể đa khớp với yếu tố dạng thấp âm tính: Tổn thương lan tỏa nhiều khớp, kể cả các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, các ngón tay, sưng, nóng, đau nhưng ít khi đỏ. Trẻ sốt, mệt mỏi, biếng ăn, thiếu máu. Xét nghiệm thấy gan, lách, hạch đều to…
- Thể đa khớp với yếu tố dạng thấp dương tính: Các biểu hiện viêm khớp rất nặng kèm theo viêm mạch máu và các nốt dạng thấp.
Bệnh thường tiến triển lâu dài, tăng dần, nếu không kịp thời đưa con điều trị sẽ dẫn đến dính và biến dạng các khớp, teo cơ nhiều. Trẻ có thể gặp những khó khăn trong các hoạt động bình thường và cần được điều trị chăm sóc đặc biệt.
Thể ít khớp: Tình trạng viêm khớp xảy ra ở dưới 4 khớp và diễn biến qua 6 tháng. Thường gặp ở các bé gái với tổn thương ở các khớp lớn như: khớp gối, cổ chân, khuỷu, cổ tay. Ít khi có tổn thương các khớp nhỏ, khớp háng và cột sống. Thường bị ở khớp gối, khớp sưng đau nhưng vẫn đi lại vận động được. Có hai kiểu:
- Thể ít khớp kiểu 1: Bệnh xuất hiện sớm trước 4 tuổi, số khớp bị tổn thương ít, bắt đầu từ đầu gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, ít khi tổn thương các khớp nhỏ, xương sống và khớp háng. Tổn thương không nặng, khớp ít bị hủy hoại. Tuy nhiên nếu không điều trị, trẻ có nguy cơ biến chứng mắt (30%), bị viêm mống mắt mạn tính trong vòng 10 năm đầu sau khi có tổn thương ở khớp. Khi viêm, mắt bị đỏ, đau, sợ ánh sáng và giảm thị lực, đục thủy tinh thể, teo nhãn cầu…
- Thể ít khớp kiểu 2: Khởi phát chậm sau 8 tuổi, thường gặp ở bé trai. Tổn thương khớp lớn ở hai chân, các khớp nhỏ ở ngón chân, hai tay và khớp thái dương hàm kèm theo có đau gân gót và bàn chân. Nếu để kéo dài sẽ dẫn đến viêm cứng cột sống, viêm ruột mạn tính…
Nhà trường tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019
Các biểu hiện chung viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Nhức mỏi tay chân đi kèm với biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân, đặc biệt có xuất hiện ban đỏ.Triệu chứng này có thể xảy ra ngay từ đầu hay sau vài ngày, trẻ có thể bị sưng đau một vài hoặc nhiều nơi như khớp cổ tay, khớp gối, khớp háng, mắt cá chân…
Ngoài các triệu chứng ở khớp ra, trẻ có thể sốt cao, phát ban, hạch to, viêm thanh mạc, viêm màng phổi… Khi mắc phải, bệnh nhi cần phải được khám và điều trị của bác sĩ chuyên khoa khớp, nhằm kiểm soát sự tiến triển của bệnh càng sớm càng tốt, hạn chế đến mức tối đa những thương tổn gây phá huỷ và biến dạng khớp. Điều trị bao gồm các biện pháp vật lý trị liệu, dùng thuốc và có thể phải điều trị ngoại khoa.
Có thể điều trị bệnh như thế nào ?
- Việc trước tiên nên làm là kiểm soát tốt tình trạng viêm khớp tránh làm tổn thương thêm các khớp và gây thêm các biến chưng nặng nề cho trẻ. . Thuốc chống viêm được sử dụng trong trường hợp này. Bên cạnh đó cần kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng và chỉnh hình cho trẻ.Tuy nhiên tuy nhiên cần thận trọng các tác dụng phụ của nhóm thuốc này, để an toàn tốt nhất cho trẻ điều trị theo đông y kết hợp với các phương pháp trị liệu kết hợp sẽ đem lại hiệu qua điều trị rất hả quan.
- Ngoài ra cần chú ý đến các biện pháp ngăn ngừa và xử lý các biến chứng toàn thân, biến chứng do dùng thuốc.
- Sự chăm sóc quan tâm của gia đình là một liều thuốc tốt giúp trẻ mau hồi phục. Các gia đình có trẻ bị mắc bệnh cần nâng đỡ tinh thần và biết cách chăm sóc. Có chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý để kích thích sự phát triển cho trẻ.
- Quá trình điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hợp tác tích cực của bệnh nhi và gia đình mới có kết quả khả quan.
Với những chia sẻ đến từ các chuyên gia sức khỏe Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur mong rằng các bậc phụ huynh nên chú ý đến con em và không nên chủ quan!
Nguồn: Bệnh học