Với cái thời tiết lạnh giá mùa đông như thế này thì mọi việc sinh hoạt hàng ngày vẫn diễn ra đều đặn, vì vậy vơ thể chúng ta cần được giữ ấm, đảm bảo sức khỏe không nên thờ ơ.
- Những đặc điểm nổi bật của bệnh ung thư phổi
- Cùng chuyên gia tìm hiểu bệnh viêm phổi có thể gây tử vong
- Chuyên gia Điều dưỡng cảnh báo những dấu hiệu thuyên tắc mạch phổi
Mùa đông mặc gì để ấm và có tác dụng chống gió tốt nhất?
Ăn gì để ấm vào mùa đông?
Theo các chuyên gia về sức khỏe tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Theo quan niệm của Đông y, mùa đông là dịp bồi bổ sức khỏe. Các thức ăn cần ăn uống nóng để cung nhiệt và giúp cơ thể giữ nhiệt. Chế độ ăn nên ít thịt, nhiều ngũ cốc, rau quả tự nhiên để trung hòa được các vị. Trong Đông y có ngũ vị (chua, đắng, ngọt, mặn, cay).
Vị chua (cam quýt, ô mai, dưa muối…) ăn ở mức vừa phải sẽ giúp giảm tiểu tiện mùa đông, giữ mồ hôi, ngừa tiêu chảy… Vị đắng trong những món ăn giàu chất kiềm sẽ bổ tâm, tiêu viêm giải nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giãn huyết quản. Vị ngọt (đường, mật ong, mứt, nước uống ngọt…), cung cấp nhiệt năng giúp cơ thể chống chọi lại với giá lạnh, nhưng không ăn quá nhiều vì dễ béo phì, giảm cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng đến tiêu hóa của dạ dày và tim, thận.
Vị mặn trong thực phẩm (rau câu, sứa, rau tảo…) giúp bổ thận, nhưng không lạm dụng vì dễ tổn hại đến tạng tâm, tì.
Vị cay (tính nhiệt trong gia vị hành, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, quế, hồi, hành tây, cà ri…) giúp trừ hàn và kích thích tăng nhiệt lượng, thúc đẩy tuần hoàn máu, ngừa cảm lạnh, cúm. Nếu cho các gia vị vào món canh khi bay hơi sẽ giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi.
Tốt nhất nên ăn những đồ nóng và sinh nhiệt như thịt bò, thịt dê, thịt ngựa. Nên hạn chế ăn thịt vịt, thịt lợn… Ngoài ra, nên tăng cường các thực phẩm nhiều lipit như mỡ cá, ăn nhiều gừng, hành tỏi…
Chúng ta nên mặc gì để chống gió vào mùa đông lạnh?
Không ít người vào mùa đông thường có thói quen mặc quần áo thật dày với quan điểm thà mặc một áo dày còn hơn mặc nhiều áo mỏng.
Tuy nhiên theo chuyên gia sức khỏe cho biết: Nên mặc trang phục nhiều lớp khi ra ngoài. Thay vì mặc một lớp áo thật dày, mặc nhiều lớp mỏng sẽ tốt hơn. Nguyên nhân là vì nhiệt lượng lưu chuyển giữa các lớp vải sẽ giúp giữ ấm cơ thể.
Theo đó, để giữ ấm cho cơ thể quần áo nên mặc 3 lớp. Lớp trong cùng nên mặc chất liệu vải thô polopropilen hoặc lụa thoáng và làm khô mồ hôi ẩm từ cơ thể. Lớp thứ 2 nên là một lớp nhẹ và ấm, chất liệu len hoặc lông. Lớp thứ 3 có thể là áo jacket. Trang phục ngoài cùng cần chống nước và cản gió để bảo vệ tối đa khỏi giá rét và mưa lạnh. Nếu cần ấm hơn, người dân có thể tăng cường lớp áo len.
Bên cạnh đó, vào mùa đông nên mặc áo khoác và đi giầy trước 5 phút khi ra ngoài đường sẽ giúp cơ thể ấm hơn.
Năm 2019 Nhà trường tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng
Vùng tam giác nên chống lạnh là gì?
Nên dùng cho mình một chiếc khăn quàng cổ. Nếu bạn không mặc áo cổ cao, hơi lạnh sẽ dễ dàng xâm lấn và đi sâu vào vùng cổ khiến toàn bộ cơ thể ớn lạnh. Nếu bạn là nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi bên máy vi tính, cơ vùng cổ sẽ dễ bị cứng do đối mặt với màn hình mỗi ngày. Hơi lạnh trong mùa đông sẽ khiến các cơ bắp dễ bị đau, co thắt và lan tỏa ra các xương bả vai.
Giữ ấm cho vùng eo và bụng cũng là một thói quen mà chị em phụ nữ thường ít chú ý đến. Eo và bụng là một phần rất quan trọng của phụ nữ (hệ thống sinh sản trong tử cung và vùng chậu). Nếu bị lạnh, nó có thể sẽ gây ra một số bệnh phụ khoa. Vì vậy, vào mùa đông, bạn nên cố gắng lựa chọn một chiếc áo len dài hoặc áo khoác ấm phù hợp… để giữ ấm cho khu vực quan trọng này nhé!
Bên cạnh khuôn mặt thì bàn tay cũng là một bộ phận thể hiện rõ tuổi tác của phụ nữ. Trong mùa đông, đôi tay cũng trở thành mục tiêu của các cuộc “tấn công” do thời tiết lạnh. Vì thế, sau khi rửa tay, chị em nhớ bôi kem dưỡng để giữ ẩm, tránh để tay bị khô nẻ rất đau đớn, khi đi ra ngoài cũng nhớ phải đeo găng tay để vừa giữ ấm cơ thể vừa bảo vệ các khớp tay nói riêng. Đặc biệt, cũng nên đeo cho mìnhđôi găng tay mềm mại sẽ giữ ấm và bảo vệ đôi tay tốt hơn một chiếc găng da đấy.
Nguồn: Bệnh học