Hiện tượng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là tình trạng thường gặp nhiều ở những người lớn tuổi hoặc người trẻ dưới độ tuổi 30. Vây đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này?
- Đối với người trẻ tuổi thoái hóa khớp cổ tay thường do nguyên nhân nào?
- Bệnh đau vai gáy và các phương pháp điều trị như thế nào ?
- Viêm khớp dạng thấp thường gặp những triệu chứng nào?
Nguyên nhân chính của tình trạng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là gì?
Tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay
Theo chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Đau mỏi vai gáy là hiện tượng máu đến vùng vai gáy bị suy giảm gây đau nhức, hoặc do tư thế ngủ sai, gối đầu quá cao cũng khiến cổ bị đau, cứng. Nhiều tình trạng bệnh nặng có thể dẫn tới các triệu chứng khác như đau vùng sau gáy, đau đầu, chóng mặt ù tai và sợ ánh sáng, đây cũng là biểu hiện của chứng thoái hóa đốt sống cổ và đau nửa đầu. Khi đau mỏi vai gáy tê bì chân tay đi kèm với nhau và xuất hiện thêm cả những triệu chứng khác, người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém, suy giảm trí nhớ,… làm chất lượng cuộc sống bị giảm đáng kể.
Các nguyên nhân chính gây đau mỏi vai gáy tê bì chân tay
- Tư thế ngủ sai, nằm co quắp đè lên chân (tay), nằm vẹo cổ, gối đầu quá cao
- Những người có tính chất công việc đặc thù phải ngồi nhiều trước màn hình máy tính, ngồi điều hòa lâu, không nghỉ ngơi hay vận động thường xuyên sẽ khiến dây thần kinh bị chèn ép gây đau mỏi vai gáy.
- Các bệnh gây chèn ép dây thần kinh như thoái hóa đốt sống, chấn thương cổ, thoát vị đĩa đệm,… cũng là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy.
- Những người ít vận động khi thời tiết thay đổi dễ bị các chứng đau mỏi vai gáy do phong, hàn,.. đặc biệt là ở người cao tuổi.
- Những người mắc các chứng bệnh liên quan tới khớp, tim mạch thường gặp cả triệu chứng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay.
- Tình trạng tê bì chân tay đặc biệt hay xuất hiện ở những bệnh nhân bị thiếu máu lên não. Những bệnh nhân này thường bị các cơn đau đầu nặng trịch như có vật gì đè nặng vào đầu, nhất là khi căng thẳng hay sau khi ngủ dậy. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ thường gặp các triệu chứng như đau đầu hoa mắt chóng mặt và tê bì nhức mỏi chân tay.
Tuyển sinh Cao đẳng Vật lý trị liệu chính quy năm 2019
Khi bị đau đau mỏi vai gáy tê bì chân tay thường có biểu hiện gì?
Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay có những biểu hiện sau:
+ Tình trạng tê bì chân tay có cảm giác như kiến bò, kim châm, khó chịu nhưng không biết phải làm sao bởi với những người khác ngứa còn có thể gãi…
+ Mỗi khi thời tiết thay đổi cơn đau mỏi vai gáy tê bì chân tay sẽ nặng nề hơn, nghiêm trọng hơn
+ Về lâu về dài khi không được chữa trị, triệu chứng bệnh tái phát nhiều lần, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng yếu chân tay, tay khó có thể dơ cao, hơi làm việc một chút sẽ bị tê mỏi.
Khi đã có những triệu chứng nên chữa trị kịp thời, nếu để trong khoảng thời gian dài sẽ gây đau nhức ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ chế hoạt động và về lâu về dài có thể gây tê liệt nửa thân trên…
Có thể phòng tránh bệnh đau mỏi vai gáy tê bì chân tay không?
Ai cũng muốn có một sức khỏe tốt và bệnh đau mỏi vai gáy tê bì chân tay cũng cần có những chế độ sinh hoạt hợp lý, thể dục thể thảo và giả pháp phòng tránh bệnh như sau:
- Đứng, ngồi làm việc, nằm ngủ, nằm xem TV đều phải đúng tư thế, nghe điện thoại không nên kẹp vào vai…
- Những người lao động hay phải cúi nên có những bài tập riêng hàng ngày để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh vai, gáy.
- Những người ngồi làm việc lâu như dân văn phòng nên đứng lên đi lại sau mỗi 1 tiếng rưỡi để thư giãn và vận động, tránh bị cứng cơ.
- Khi bị đau cổ, vai, gáy không được phép xoay, vặn mạnh vì dễ gây tổn thương nặng các dây thần kinh.
- Ăn nhiều hoa quả và các thực phẩm tươi chứa nhiều vitamin.
- Xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp khi bị tê bì chân tay.
- Tốt nhất khi tình trạng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay kéo dài, người bệnh nên đi khám ở các trung tâm y tế và nghe theo chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay, tình trạng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay lại phổ biến hơn ở ngườ lớn tuổi và có xu hướng trẻ hóa ở người trẻ tuổi, để phòng tránh bệnh tốt nhất chúng ta cần biết rõ nguyên nhân và điều trị nhanh chóng hiệu quả.
Nguồn: Bệnh học