Bệnh thấp tim là một loại bệnh về tim gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc nặng hơn có thể dẫn đến tử vong cho bệnh nhân.
Bệnh thấp tim là gì?
Bệnh học thấp tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trong độ tuổi từ 1-15. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp khoảng 2 lần so với nam giới. Không phải mọi bệnh nhân bị nhiễm liên cầu họng đều dẫn tới thấp tim mà chỉ có một số nhỏ dẫn tới thấp tim, những yếu tố thuận lợi dẫn tới thấp tim là cơ địa bệnh nhân, tình trạng vệ sinh, điều trị không đầy đủ. Trong giai đoạn cấp, thấp tim có thể gây viêm cơ tim cấp, rối loạn nhịp, … có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân. Vấn đề nguy hiểm nhất của thấp tim chính là các biến chứng cấp và đặc biệt là hậu quả mãn tính.
Những triệu chứng của bệnh thấp tim
Khi bệnh nhân bị thấp tim thì thường xuất hiện các triệu chứng sau:
- Đau hoặc sưng đỏ khớp, thường là với các khớp lớn như khớp gối và có tính chất di chuyển. Đau khớp thường đỡ chỉ sau vài ngày đến một tuần hoặc khi dùng aspirin, các thuốc giảm đau khác và không để lại di chứng ở khớp.
- Đau ngực, khó thở, tim đập không đều khi thì nhanh quá hoặc đôi khi chậm quá.
- Xuất hiện các ban đỏ hình vòng trên da đặc biệt quanh các khớp.
- Có thể xuất hiện những dấu hiệu múa vờn, múa giật, là những động tác múa, vung tay chân một cách vô thức, …
Để chẩn đoán được bệnh thấp tim cần dựa trên một số tiêu chuẩn về lâm sàng và xét nghiệm trên nền tảng của một bằng chứng nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào bị thấp tim cũng có đầy đủ các dấu hiệu lâm sàng hoặc xét nghiệm như đã mô tả trên.
Biện pháp điều trị bệnh thấp tim ở trẻ em
Khi trẻ bị mắc căn bệnh này cần phải được bác sĩ chuyên khoa tim mạch điều trị tại bệnh viện, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên đặc điểm chung của tất cả các phương pháp điều trị đều tập trung vào mục đích chống nhiễm khuẩn, chống viêm và điều trị các biến chứng của bệnh.
- Chống viêm nhiễm: Đối với trẻ bị mắc bệnh thấp tim có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh Penicillin G tiêm vào bắp chi, liên tục trong vòng 10 ngày/liều.
- Thuốc uống Penicillin V (Ospen) có tác dụng tương tự trong điều trị bệnh thấp tim. Trong trường hợp trẻ bị dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng Erythromycin 0,25mg x 4 viên/ngày chia 2 lần để điều trị bệnh.
- Chống viêm bằng các thuốc kháng viêm Steroid (Prednisolon) và không Steroid (Aspirin, Alaxan).
- Bệnh thấp tim là một bệnh nguy hiểm do các biến chứng xảy ra đối với người bệnh. Do đó khi điều trị cho trẻ mắc bệnh, bác sĩ sẽ thường kê đơn thuốc để điều trị các biến chứng của bệnh.
- Nếu bệnh nhân đến giai đoạn suy tim, điều trị bệnh cần dung digoxin liều 0,015- 0,020 mg/kg/ngày cho trẻ dưới 2 tuổi, 0,010-0,015 mg/kg/ngày cho trẻ trên 2 tuổi, ngoài ra dung Furosemid 2mg/kg/ngày (uống) có tác dụng lợi tiểu. Một vài loại thuốc có tác dụng an thần như Diazepam 0,5 mg/kg/ngày hoặc các vitamin nhóm B.
Những cách phòng tránh và chăm sóc trẻ
Một số cách phòng chống bệnh thấp tim như dùng liệu pháp kháng sinh penicillin để dự phòng cho những bệnh nhân đã từng bị mắc bệnh thấp khớp hay thấp tim. Ngoài ra, đối với trẻ có tiền sử từng mắc bệnh này cần phải uống thuốc để dự phòng liên tục trong suốt thời kỳ thiếu niên, điều trị khỏi triệt để các bệnh như viêm hầu họng do nhiễm liên cầu khuẩn cũng là một trong những phương pháp phòng ngừa bệnh thấp tim hiệu quả. Đối với trẻ từng mắc bệnh thấp tim và có di chứng hẹp hở van tim phải giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau mỗi bữa ăn để phòng ngừa nhiễm trùng răng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim. Khi nhổ răng phải làm thủ thuật hay phẫu thuật cần nói trước với bác sĩ về tiền sử bệnh tim để được cho kháng sinh dự phòng trước. Trẻ mắc bệnh này phải được bác sĩ chuyên khoa tim mạch theo dõi điều trị tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, cần tạo cho trẻ chế độ nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường ít nhất là 2 tuần trong suốt giai đoạn điều trị. Một số trường hợp mắc bệnh nặng cần có chế độ nghỉ dưỡng dài khoảng 6 tuần đến 3 tháng.
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ nếu trẻ mắc chứng sưng tim hoặc suy tim phải xây dựng chế độ ăn riêng và ăn nhạt: không nêm muối vào thức ăn nếu có thì chỉ rất ít, không cho trẻ mắc bệnh ăn nước mắm hay nước tương và nên hạn chế cho trẻ uống nước, chỉ nên cho trẻ uống khi khát mà thôi. Ngoài ra bố mẹ phải cho trẻ tái khám định kỳ 4 tuần trong 3 hoặc 6 tháng tùy theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không nên quên cho trẻ uống thuốc hoặc quên tới tái khám để tránh bệnh tái phát nhanh và nặng lên nhiều. Khi trẻ có các biểu hiện khác thường như sốt, đau sưng khớp, mệt, khó thở, phù, tiểu ít thì cần đưa trẻ đến bệnh viện khám lại ngay để được khám và cứu chữa kịp thời.