Nguyên nhân và cách xử trí khi bị tim đột ngột ngừng đập

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tim đột ngột ngừng đập là tình trạng bất ngờ mất chức năng tim, hô hấp và ý thức và có thể gây chết người sau 4 phút. Vậy nguyên nhân và cách xử lý khi bị bệnh ra sao?

Tim đột ngột ngừng đập là tình trạng Bệnh chuyên khoa vô cùng nguy hiểm, vì nó sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Theo các chuyên gia, sau khi tim ngừng đập đột ngột khoảng 3 giây thì người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt do não thiếu oxy, sau 10 đến 20 giây thì nạn nhân bắt đầu mê man bất tỉnh, sau 30 đến 45 giây thì sẽ giãn đồng tử, tắc thở và sau 4 phút thì tế bào não sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, không thể cứu vãn được.

Tim đột ngột ngừng đập là tình trạng bất ngờ mất chức năng tim

Tim đột ngột ngừng đập là tình trạng bất ngờ mất chức năng tim

Những nguyên nhân nào khiến tim đột ngột ngừng đập?

Nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các cơn ngừng tim đột ngột là do nhịp tim bất thường, khiến hoạt động của tim trở nên hỗn loạn và không thể bơm máu cho các cơ quan trong cơ thể. Điều kiện có thể gây ra ngừng tim đột ngột:

  • Bệnh cơ tim

Vì không được cung cấp đủ lượng máu trong một thời gian nên có thể tim sẽ ngừng bơm máu tạm thời. Đồng nghĩa với việc này là tim ngừng hoạt động. Nghiên cứu cho thấy, những người có lượng máu bơm ra khỏi tim nhỏ hơn 30% trong mỗi nhịp tim sẽ được xem là có nguy cơ cao mắc phải hiện tượng tim đột ngột ngừng đập.

  • Bệnh động mạch vành

Bệnh này xảy ra là do một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị chèn ép hay bị tắc, dẫn đến mạch vành không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của oxy cho cơ tim, từ đó gây ra trạng thái tim đột ngột ngừng đập.

  • Bệnh van tim

Nếu van tim có vấn đề thì có thể làm gián đoạn dòng chảy của máu qua tim. Chính điều này sẽ làm cho máu được bơm mạnh hơn để ép máu đi qua các động mạch. Một khi van tim không được đóng đúng cách sẽ bị rò rỉ máu ngược trở lại nên gây ra tình trạng ngưng tim đột ngột.

  • Các loại thuốc điều trị bệnh tim

Một số loại thuốc hỗ trợ tim có thể gây ra sự thay đổi về lượng magie và kali trong máu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng rối loạn nhịp tim, dễ dẫn đến ngừng tim đột ngột.

  • Hội chứng Marfan

Hội chứng này mang tính di truyền, gây ảnh hưởng đến các mô liên kết trong cơ thể như tim và mạch máu, mắt, hệ thống xương khớp… Khi các mô liên kết này mất đi tính đàn hồi và yếu dần sẽ dẫn đến tình trạng van tim hoạt động kém, phì đại động mạch chủ, tăng nhãn áp, tràn khí màng phổi, dị tật xương… Người mắc bệnh nếu không được phát hiện kịp thời sẽ rất dễ có nguy cơ bị ngưng tim.

  • Hội chứng Brugada

Đây là hội chứng rối loạn nhịp tim rất hiếm gặp. Một trong những triệu chứng ban đầu của hội chứng này là nhịp tim không đều và thường chỉ được phát hiện thông qua điện tâm đồ. Nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến trạng thái ngưng tim đột ngột.

  • Gặp bất thường ở mạch máu

Với những người thường xuyên vận động ở cường độ cao hoặc luyện tập với các bài tập quá sức thì sẽ khiến hormone adrenaline được giải phóng, gây ra những bất thường về mạch máu ở động mạch và động mạch chủ. Từ đó cũng có thể dẫn đến hiện tượng tim đột ngột ngừng đập.

Một số loại thuốc hỗ trợ tim có thể dẫn tới tình trạng tim đột ngột ngừng đập

Một số loại thuốc hỗ trợ tim có thể dẫn tới tình trạng tim đột ngột ngừng đập

Hướng dẫn cách sơ cứu khi có người bị tim ngừng đập đột ngột

Các chuyên gia Cao đẳng Dược cho biết, thời gian cấp cứu hiệu quả nhất với những người bị tim ngừng đập đột ngột là trong khoảng 6 phút đầu. Vì vậy, nếu có người bị hội chứng này thì không nên đưa nạn nhân đến bệnh viện mà cần tranh thủ cấp cứu ngay. Đầu tiên, cần để nạn nhân nằm ngay thẳng tại chỗ, sau đó lập tức gây nôn để tránh tắc đường hô hấp và thức ăn di chuyển vào phổi gây tắc thở và viêm phổi. Liên tiếp đấm nhẹ vào ngực nạn nhân khoảng 3 – 4 nhịp cho đến khi nhịp tim dần dần hồi phục. Trong trường hợp đấm nhiều lần mà không có kết quả thì phải lập tức thay bằng cách ấn mạnh vào lồng ngực và hô hấp nhân tạo cho nạn nhân. Cách thực hiện như sau:

  • Cởi cúc áo và đặt người bệnh nằm thẳng, để gối dưới bả vai để đầu của nạn nhân ngửa ra sau. Nên đặt người bệnh nằm dưới đất hoặc trên phản cứng hay tấm ván, sau đó thực hiện hô hấp nhân tạo.
  • Người làm hô hấp nhân tạo sẽ dùng một tay mở miệng, tay kia bịt chặt mũi của người bệnh, hít một hơi dài rồi thổi hơi vào miệng của bệnh nhân, sau đó lấy hai tay ấn lên lồng ngực để giúp người bệnh hô hấp.
  • Cần kết hợp hô hấp nhân tạo với ấn lồng ngực của người bệnh, cứ ấn 5 lần thì làm hô hấp nhân tạo một lần. Nếu như chỉ có một người giúp cứu chữa thì cứ ấn ngực 7 lần rồi làm hô hấp nhân tạo 1 lần.
  • Cụ thể, người làm hô hấp nhân tạo để tay trái ở chỗ 1/3 dưới xương lồng ngực của nạn nhân, tay phải để đè lên tay trái, hai tay vắt chéo thành hình chữ thập. Sau đó duỗi thẳng hai tay, rồi dựa vào trọng lượng của cơ thể ấn xuống, với tốc độ mỗi phút khoảng 60 – 80 lần, cho đến khi động mạch của người bệnh hồi phục. Cần chú ý là không được ấn quá mạnh, vì có thể làm gãy xương sườn của bệnh nhân.

 

Nguồn: benhhoc.edu.vn