Nguyên nhân và triệu chứng thiếu máu do bệnh mạn tính

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Thiếu máu do bệnh mạn tính xảy ra khi bệnh kéo dài hơn 3 tháng, với mức độ thiếu máu thay đổi tùy theo tình trạng bệnh. Vậy thiếu máu thường gặp ở những bệnh nào và triệu chứng ra sao?

Triệu chứng thiếu máu có thể khác nhau tùy theo mức độ

Triệu chứng thiếu máu có thể khác nhau tùy theo mức độ

Thiếu máu do bệnh mạn tính là gì?

Thiếu máu do bệnh mạn tính, hay Anemia of Chronic Disease (ACD), đôi khi còn được gọi là thiếu máu do viêm vì tình trạng này thường xảy ra ở người mắc bệnh mạn tính có liên quan đến viêm. Viêm mạn tính ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt, làm giảm quá trình sản xuất hồng cầu. Khi số lượng hồng cầu giảm, cơ thể không nhận đủ oxy, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan.

Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết ACD là loại thiếu máu phổ biến thứ hai, sau thiếu máu do thiếu sắt. Tỷ lệ thiếu máu do bệnh mạn tính thay đổi tùy theo loại bệnh và mức độ viêm. Người lớn tuổi thường có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này do dễ mắc các bệnh mạn tính.

Những bệnh mạn tính gây thiếu máu

Một số bệnh nội khoa mạn tính có thể dẫn đến thiếu máu, bao gồm:

  • Bệnh viêm: Viêm nhiễm trong cơ thể tạo ra cytokine, một protein giúp chống nhiễm trùng, nhưng cũng có thể làm gián đoạn quá trình hấp thụ sắt và sản xuất hồng cầu. Viêm ở đường tiêu hóa cũng cản trở việc hấp thụ sắt. Các bệnh viêm mạn tính có thể gây thiếu máu như viêm loét đại tràng, tiểu đường, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, và các loại nhiễm trùng.
  • Bệnh tự miễn: Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm mạch máu, sarcoidosis có thể gây thiếu máu do hệ miễn dịch sản sinh kháng thể chống lại các thành phần cơ thể.
  • Ung thư: Các loại ung thư như ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin, ung thư phổi, ung thư vú có thể kích thích sản sinh cytokine, cản trở sản xuất hồng cầu. Ngoài ra, ung thư di căn đến tủy xương hoặc hóa trị, xạ trị cũng làm giảm sản xuất hồng cầu.
  • Suy thận mạn tính: Thận sản xuất hormone erythropoietin giúp kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu. Khi thận suy giảm chức năng, lượng hormone này giảm, dẫn đến thiếu máu.

Ngoài ra, các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan, lao, hay bệnh lý như suy tim, viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương, béo phì, thoái hóa khớp cũng có thể gây thiếu máu.

Triệu chứng và cách kiểm soát thiếu máu do bệnh mạn tính

Triệu chứng thiếu máu có thể khác nhau tùy theo mức độ thiếu máu và bệnh nền:

  • Da nhợt nhạt, xanh xao
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu
  • Rối loạn nhịp tim, đau ngực, khó thở, đau đầu
  • Tay chân lạnh
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Điều trị thiếu máu hiệu quả nhất là điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu. Điều này có nghĩa là cần tích cực điều trị bệnh lý mạn tính để cải thiện tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, để kích thích sản xuất hồng cầu, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để tăng cường sản xuất hormone erythropoietin hoặc sử dụng erythropoietin nhân tạo.

Bổ sung sắt, vitamin B12, axit folic qua đường uống hoặc tiêm có thể giúp thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu. Trường hợp thiếu máu nghiêm trọng có thể cần truyền máu. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng thiếu máu và sức khỏe chung.

Các thực phẩm giàu sắt, axit folic, vitamin B12 như thịt gà, thịt bò, rau xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn và lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y khuyến cáo việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề bất thường và can thiệp kịp thời, từ đó hạn chế nguy cơ chuyển biến xấu gây thiếu máu và các vấn đề sức khỏe khác.