Nồng độ acid uric máu cao là nguyên nhân gây ra bệnh gout, hiểu được nguyên nhân khiến nồng độ acid uric tăng cao sẽ giúp bạn kiếm soát bệnh gout tốt hơn.
- Những nguy hiểm không ngờ từ căn bệnh Gout
- Nhiều người lầm tưởng bệnh gout với những vấn đề thường gặp
- Để tránh khỏi biến chứng của thoái hóa khớp vai cần điều trị đúng cách
Những nguyên chính gây nên tình trạng khiến nồng độ acid tăng là gì?
Nguyên nhân gây tăng acid uric là gì?
Sử dụng nhiều thực phẩm chứa nhiều purine: Acid uric là sản phẩm sau cùng của quá trình chuyển hóa purine – một hợp chất có nhiều trong các thực phẩm như thịt, nội tạng, cá, xúc xích,… Chính vì vậy, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm này có thể khiến hàm lượng acid uric trong máu tăng cao.
Thực phẩm nhiều đường: Ăn thực phẩm chứa nhiều đường sucrose và fructose như đồ ăn ngọt, nước ép trái cây chế biến sẵn, chocolate,… cũng có thể khiến nồng độ acid uric máu tăng cao.
Uống rượu, bia: Đồ uống có cồn có thể gây rối loạn chuyển hóa acid uric trong gan và khiến nồng độ này tăng cao. Rượu cũng có thể tác động tiêu cực đến hệ vi sinh vật đường ruột, làm giảm vi khuẩn có lợi.
Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu thường được chỉ định cho người mắc bệnh tăng huyết áp.Thuốc có tác dụng tăng sự đào thải muối và nước ở thận, do đó làm giảm lượng nước trong hệ thống tuần hoàn cũng như nước ở các không gian bào. Khi thận loại bỏ nhiều nước hơn, nó sẽ khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, do thận không có khả năng xử lý nó.
Thừa cân, béo phì: Trọng lượng của cơ thể có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh gout. Thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng sản xuất acid uric trong cơ thể, mà nó còn làm chậm quá trình đào thải acid uric khiến tiềm ẩn nguy cơ mắc gout. ( Các chuyên gia tại Trung cấp Y Hà Nội cho biết tình trạng thừa cân, béo phì )
Tuyển sinh đào tạo năm 2019 với Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng
Cần làm như thế nào để giảm mức độ acid uric?
Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu mức độ acid uric máu chỉ hơi cao hơn so với bình thường, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, rau bina, bông cải xanh, các loại quả mọng,… và tránh chất béo bão hòa, đường, rượu,…
Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Uống đủ nước giúp loại bỏ acid uric trong nước tiểu, do vậy bạn nên uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày.
Uống các loại trà thảo dược: Các loại trà như cỏ đuôi ngựa, trà cây tầm ma có thể giảm mức acid uric và cải thiện chức năng thận.
Sử dụng những sản phẩm từ thảo dược – đẩy lùi bệnh gout
Ngoài những cách trên, người mắc bệnh gout cũng nên dùng sản phẩm chứa thành phần chính chiết xuất từ cây trạch tả, kết hợp cùng với các thảo dược thiên nhiên khác như: Hạ khô thảo, nhọ nồi, ba kích, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá,… Sản phẩm giúp giảm nồng độ acid uric trong máu bằng cách tăng cường chuyển hóa và đào thải lượng acid uric dư thừa ra ngoài cơ thể, đưa nồng độ này về mức cho phép, từ đó phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn bệnh gout tái phát.
Để kiểm soát nồng độ acid uric máu và ngăn ngừa bệnh gout, hãy thực hiện theo những lời khuyên như trên và đừng quên sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cây trạch tả mỗi ngày, bạn nhé!
Nguồn: Bệnh học