Phân tích cơ chế gây nôn trong Y khoa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cơ chế gây nôn là quá trình phức tạp và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cùng phân tích vấn đề này trong nội dung bài chia sẻ sau đây bởi các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Phân tích cơ chế gây nôn trong Y khoa

Cơ chế gây nôn là gì?

Chia sẻ tại mục hỏi đáp bệnh học, các chuyên gia cho biết: Cơ chế gây nôn là quá trình phức tạp và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nôn là một triệu chứng không đặc hiệu có thể do nhiều yếu tố như say tàu xe, chóng mặt, đau nửa đầu, choáng, viêm loét dạ dày và ruột, hoặc ngộ độc thức ăn. Thậm chí, một số tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây nôn. Lo lắng, trầm cảm, hình ảnh kinh dị, và tiếp xúc với mùi khó chịu cũng có thể làm bạn buồn nôn.

Cơ thể chúng ta có hai trung tâm chính gây nôn: Trung tâm gây nôn (vomiting center) và vùng kích hoạt hóa thụ thể (chemoreceptor trigger zone – CTZ). Trung tâm gây nôn nằm ở hành não và có các thụ thể muscarinic-receptor đặc hiệu. Khi những thụ thể này bị kích thích, trung tâm gây nôn được kích hoạt và dẫn đến tình trạng nôn.

Khi bạn nôn, màu của nôn có thể cung cấp thông tin về nguồn gốc của vấn đề. Ví dụ, màu vàng có thể chỉ ra dịch mật chảy vào dạ dày, màu đỏ tươi là dấu hiệu xuất huyết từ thực quản, và màu đỏ sẫm thường đi kèm với cục máu đông do xuất huyết ở một nơi nào đó trong đường tiêu hóa.

Vùng kích hoạt thụ thể CTZ, nằm ở hành não và nằm ngoài hàng máu não, nhận thông tin nhạy cảm và nhanh chóng. Các thụ thể đặc hiệu tại vùng CTZ bao gồm Dopamin 2-Receptor và 5 HT-Receptor. Khi máu chứa các chất độc hại như chất độc trong thức ăn, chất độc do vi khuẩn tiết ra, hoặc một số loại thuốc, những tác nhân này kích thích CTZ thông qua các thụ thể Dopamin 2 và 5 HT. Mỗi khi CTZ bị kích thích, nó gửi thông tin đến trung tâm gây nôn và dẫn đến trạng thái nôn.

Chuyên gia y tế tại các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Chóng mặt, say tàu xe, hay mất cân bằng đều có thể gây ra cảm giác nôn, và hiện tượng này đã được nhiều người trải qua. Cơ chế gây nôn chủ yếu tập trung ở vùng tai trong của cơ thể. Tai trong bao gồm một hệ thống xương được gọi là mê nhĩ xương, bao gồm xương tiền đình, ống bán khuyên (chịu trách nhiệm giữ thăng bằng cơ thể), và ốc tai (đảm nhận nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh và mã hóa để chuyển đến não). Các ống bán khuyên cung cấp thông tin về chiều hướng và vị trí trong không gian, do đó, khi một trong số chúng bị kích thích, cơ thể thường sẽ ngả về phía đó. Khi cả ba ống bán khuyên đều bị kích thích, chóng mặt và mất thăng bằng sẽ xảy ra. Thông tin này được truyền từ hệ thống xương tai thông qua dây thần kinh số 8, còn được biết đến là dây tiền đình ốc tai, nằm ở thân não. Nhân tiền đình ốc tai chứa các thụ thể đặc hiệu như Histamin và Muscarinic receptor. Khi những thụ thể này được kích thích, chúng truyền thông tin tới vùng CTZ (chemoreceptor trigger zone), và CTZ chuyển thông tin tới trung tâm nôn, gây ra tình trạng nôn.

Một cơ chế gây nôn khác xuất phát từ vùng đại não. Mỗi khi ta ngửi mùi khó chịu, chứng kiến điều kinh tởm, hoặc trải qua đau đớn về mặt thể xác và tinh thần, thông tin này sẽ được truyền trực tiếp từ đại não đến trung tâm nôn. Khi trung tâm nôn bị kích thích, các thông tin kích thích từ trung tâm nôn sẽ được truyền gián tiếp qua đường dây thần kinh hoành tới cơ hoành, thông qua đường dây thân kinh từ tủy sống đến cơ liên sườn, và qua đường dây thân kinh phế vị (dây thần kinh X), tức là đường dây thứ 10, tới cơ vận động của thanh quản họng và các cơ của dạ dày như môn vị và tâm vị. Khi những cơ này bị kích thích, cơ hoành và cơ bụng sẽ co lại, tạo ra áp lực ở ổ bụng, cơ hô hấp co lại, môn vị đóng lại và tâm vị mở ra, còn cơ thực quản sẽ mở ra và đẩy thức ăn từ dạ dày ra ngoài, gây nôn.

Hình ảnh mô tả hai trung tâm gây nôn chính của cơ thê

Các nhóm thuốc chống nôn thường dùng

Dược sĩ Cao đẳng Dược TP.HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay: Các nhóm thuốc chống nôn thường được sử dụng bao gồm:

  1. Anti-Cholinergic (Anticholinergic):
    • Hyoscine Butyl Bromide (Scopolamine): Thường được sử dụng trong biệt dược Buscopan. Thuốc này ức chế thụ thể Muscarinic receptor tại trung tâm nôn hoặc nhân tiền đình, giảm co thắt ở đường tiêu hóa và làm giảm buồn nôn. Tác dụng phụ có thể bao gồm khô miệng, bì tiểu, táo bón giãn đồng tử và sợ ánh sáng. Chỉ định hạn chế cho trẻ em dưới 2 tuổi và người có nhược cơ.
  2. Dopamin:
    • Metoclopramid hay Domperidon: Thuốc kháng Dopamin tác động lên vùng CTZ ở não, ức chế thụ thể dopamine, kích thích nhu động tiêu hóa và làm rỗng nhanh dạ dày, giảm nôn. Cũng được sử dụng để trị khó tiêu và đầy bụng. Tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, và tiêu chảy.
  3. Kháng 5 HT-Receptor:
    • Ondansetron: Thuốc ức chế thụ thể serotonin ở CTZ và ruột, giảm nôn bằng cách ức chế cung thần kinh phản xạ từ đường tiêu hóa tới thần kinh trung ương. Thường được sử dụng trong điều trị ung thư để giảm nôn cho bệnh nhân hóa trị và xạ trị.
  4. Kháng Histamin:
    • Cetirizine, Diphenhydramine, Promethazine: Nhóm thuốc kháng histamin có tác dụng ức chế thụ thể histamin trên đường tiêu hóa, giảm nhu động dạ dày và ruột, từ đó chống nôn. Tác dụng phụ có thể là buồn ngủ.

Khi di chuyển bằng xe, mùi tàu xe có thể gây khó chịu. Gừng và vỏ quýt được sử dụng để ngửi vì chúng chứa tinh dầu có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn.

Tổng hợp bởi benhhoc.edu.vn