Thông tin đầy đủ về bệnh viêm phổi do tụ cầu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Viêm phổi do tụ cầu là một bệnh lý xuất phát từ vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus). Hãy cùng tìm hiểu thông tin đầy đủ về bệnh viêm phổi do tụ cầu qua bài viết sau đây!

Thông tin đầy đủ về bệnh viêm phổi do tụ cầu

Chuyên gia dịch tễ tại các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay: Bệnh này thường phát sinh sau khi cơ thể trải qua các tình trạng như cúm, suy giảm hệ miễn dịch, hoặc vi khuẩn tụ cầu lọt vào phổi thông qua đường máu từ các vùng nhiễm trùng khác ngoài phổi. Các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt cao, nhịp tim tăng, hô hấp nhanh, ho và đau ngực. Bệnh này đặc trưng bởi tính nặng và có tỷ lệ tử vong cao. Điều trị đòi hỏi phương pháp hồi sức tích cực và sử dụng kháng sinh phù hợp.

Thông tin chi tiết về bệnh viêm phổi do dụ cầu

Triệu chứng:

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi do tụ cầu thường bao gồm những điểm sau đây:

  • Bệnh bắt đầu đột ngột.
  • Sốt cao.
  • Ho khan.
  • Mệt mỏi.
  • Nét mặt tím tái.
  • Mạch nhanh.
  • Thở nhanh.
  • Đau ngực.
  • Đôi khi bụng chướng.

Khám phổi thường phát hiện các triệu chứng thực thể nghèo nàn.

Biến chứng của viêm phổi do tụ cầu:

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng, bao gồm:

  • Tràn dịch màng phổi.
  • Mủ màng phổi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào được mô tả trước đó, quý vị nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp quý vị hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng.

Nguyên nhân:

Viêm phổi do tụ cầu xuất phát từ vi khuẩn Staphylococcus và có nguyên nhân chủ yếu như sau:

  1. Hít vào đường hô hấp trên hoặc lây truyền qua đường máu: Thường xuyên xảy ra sau khi cơ thể trải qua bệnh cúm hoặc ở những người có hệ miễn dịch suy giảm. Tụ cầu có thể theo dịch tiết từ đường hô hấp trên và bị hít vào phổi.
  2. Tụ cầu theo đường máu đến gây viêm phổi: Bệnh thường xảy ra sau khi có ổ nhiễm trùng ở các vùng ngoài phổi, chẳng hạn như mụn nhọt ngoài da, viêm tắc tĩnh mạch, hay viêm màng trong tim. Viêm phổi do tụ cầu, mặc dù ít phổ biến, nhưng lại là một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm năm 2024

Nguy cơ:

Những ai có nguy cơ viêm phổi do tụ cầu? Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ càng nhỏ tuổi thì bệnh càng nặng.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi do tụ cầu Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Điều kiện sống nghèo, vệ sinh kém, sử dụng kháng sinh một cách không kiểm soát và việc nằm viện lâu ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của tụ cầu và gây viêm phổi.
  • Thói quen tự mua kháng sinh để tự điều trị, không theo đúng liều lượng và không hiệu quả với tụ cầu, làm tăng khả năng tụ cầu phát triển kháng thuốc.

Phương pháp chẩn đoán & điều trị:

Dược sĩ Cao đẳng Dược TP.HCM chia sẻ các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán:

  • Bác sĩ dựa vào dấu hiệu lâm sàng như sốt cao, mạch nhanh, ho, khó thở và tức ngực.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số như tăng bạch cầu và tăng đa nhân trung tính.
  • X-quang phổi để xác định ổ nhiễm khuẩn và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Lấy mẫu bệnh phẩm từ tổn thương phổi để thực hiện xét nghiệm.

Phương pháp điều trị:

  • Săn sóc tích cực với chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
  • Nằm đầu cao và sử dụng oxy qua ống thông.
  • Sử dụng kháng sinh phù hợp như Cephalosporin thế hệ thứ 3, imipenem, gentamicin trong trường hợp nặng.

Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh hô hấp viêm phổi do tụ cầu:

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Duy trì lối sống tích cực và hạn chế căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh và cân bằng dưỡng chất.
  • Hạn chế rượu bia và tránh sử dụng các chất kích thích.

Phương pháp phòng ngừa:

  • Đeo khẩu trang khi chăm sóc bệnh nhân hoặc vào thăm người ốm để tránh hít phải vi khuẩn và tụ cầu.
  • Giữ vệ sinh da và chăm sóc những tổn thương, mụn nhọt.
  • Không tự y áp dụng kháng sinh mà không có đơn của bác sĩ.
  • Nâng cao sức đề kháng bằng cách duy trì chế độ ăn uống đầy đủ và tập thể dục đều đặn.

Tổng hợp bởi benhhoc.edu.vn