Tiểu không tự chủ: Phân loại và nguy cơ tiềm ẩn

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tiểu không tự chủ ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày, tâm trạng và chất lượng cuộc sống tổng thể.  Nếu không được xử lý đúng cách, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Tiểu không tự chủ: Phân loại và nguy cơ tiềm ẩn

Khái niệm về tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ là bệnh thận tiết niệu với tình trạng rò rỉ nước tiểu không kiểm soát xảy ra khi ho, hắt hơi hoặc cảm giác muốn đi tiểu diễn ra đột ngột và liên tục đến mức không thể kiểm soát kịp thời. Tình trạng này gây ra sự bất tiện và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Hệ thống tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, phối hợp nhau để lọc, chứa và loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Khi bàng quang đầy, não sẽ gửi tín hiệu để cần đi tiểu, cơ vòng mở và nước tiểu được xả ra khỏi cơ thể qua niệu đạo.

Tuy nhiên, tiểu không tự chủ xảy ra khi hệ thống này gặp trục trặc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù nó có xu hướng tăng lên với tuổi tác, nhưng có những phương pháp điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này, không chỉ là một hiện tượng tự nhiên của quá trình lão hóa.

Phân loại tiểu không tự chủ

Cử nhân Cao đẳng Điều dưỡng tại các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội, TP.HCM chia sẻ có bốn nhóm chính của bệnh tiểu không tự chủ:

  1. Tiểu gấp không kiểm soát: Đặc trưng bởi cảm giác cần đi tiểu ngay lập tức, thường xảy ra đột ngột và mạnh mẽ, khiến người bệnh không kịp phản ứng, dẫn đến sự rò rỉ nước tiểu. Nguyên nhân có thể do bàng quang hoạt động quá mức, thường xuất phát từ tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng, mức estrogen thấp sau mãn kinh, thừa cân, cơ vùng chậu yếu, hoặc tiêu thụ caffeine, rượu.
  2. Tiểu không kiểm soát khi gắng sức: Xảy ra khi có áp lực lớn lên bàng quang khi ho, hắt hơi, cười, chạy, nhảy hoặc nâng đồ vật, dẫn đến sự rò rỉ nước tiểu. Nguyên nhân chính là do cơ sàn chậu yếu, thường gặp sau sinh ở phụ nữ hoặc sau phẫu thuật tuyến tiền liệt ở nam giới.
  3. Tiểu không kiểm soát do tràn đầy: Xảy ra khi bàng quang không thể hoàn toàn thải hết nước tiểu sau mỗi lần đi vệ sinh, dẫn đến rò rỉ nước tiểu dần dần theo thời gian. Thường gặp ở người mắc các bệnh mãn tính như chứng đa xơ cứng, tiểu đường đột quỵ hoặc nam giới có tuyến tiền liệt lớn.
  4. Tiểu không kiểm soát hỗn hợp: Kết hợp của nhiều vấn đề dẫn đến sự rò rỉ nước tiểu. Để cải thiện triệu chứng, cần liên hệ bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác và tìm ra giải pháp phù hợp.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Cao đẳng Y Dược năm 2024

Nguy cơ tiềm ẩn của tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ có thể xuất phát từ các thói quen hàng ngày, các bệnh lý tiềm ẩn hoặc vấn đề liên quan đến thể chất. Cụ thể:

  • Tiểu không tự chủ tạm thời:
    • Một số thực phẩm, đồ uống và thuốc có thể kích thích bàng quang và tăng sản xuất nước tiểu, như rượu bia, caffeine, đồ uống có ga, chất tạo ngọt nhân tạo, socola, ớt, thực phẩm chứa nhiều gia vị, đường, axit, đặc biệt là trái cây họ cam quýt. Cũng như một số loại thuốc như thuốc tim mạch, huyết áp, an thần, và giãn cơ.
    • Cơ thể tiêu thụ quá nhiều vitamin C cũng có thể gây ra tình trạng này.
    • Bệnh lý như táo bón hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể kích thích bàng quang và gây ra tiểu không kiểm soát tạm thời.
  • Tiểu không tự chủ liên tục, thường xuyên:
    • Trong thai kỳ, sự thay đổi về nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi có thể gây ra tiểu không tự chủ.
    • Sinh con qua đường âm đạo có thể làm suy yếu một số cơ và dây thần kinh liên quan đến bàng quang, dẫn đến tiểu không tự chủ.
    • Sự lão hóa của cơ bàng quang có thể làm giảm khả năng trữ nước tiểu.
    • Ở phụ nữ đang vào giai đoạn mãn kinh, sự suy giảm sản xuất estrogen có thể làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ.
    • Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới lớn tuổi cũng là một nguyên nhân phổ biến.
    • Các vấn đề như ung thư tuyến tiền liệt, sự tắc nghẽn, hoặc rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể gây ra tiểu không tự chủ.

Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu không tự chủ bao gồm:

  1. Giới tính: Phụ nữ, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai, sinh con và mãn kinh, có nguy cơ cao hơn so với nam giới.
  2. Tuổi tác: Sự lão hóa của cơ bàng quang và niệu đạo làm giảm khả năng chứa nước tiểu, làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ.
  3. Thừa cân: Thừa cân tăng áp lực lên bàng quang và các cơ xung quanh, làm suy yếu và gây ra tiểu không kiểm soát khi có hoặc hắt hơi.
  4. Thói quen hút thuốc lá.
  5. Yếu tố di truyền.
  6. Bệnh thần kinh hoặc tiểu đường.

Các biến chứng của tiểu không tự chủ có thể bao gồm:

  1. Vấn đề về da: Phát ban, nhiễm trùng, lở loét do da tiếp xúc liên tục với nước tiểu.
  2. Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần.

Nguồn: benhhoc.edu.vn