Tìm hiểu những công dụng chữa bệnh hữu hiệu từ Tiêu mao

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Tiên mao hay còn được gọi với cái tên khác là Sâm cau hay Ngải cau, là loại cây mọc hoang ở các vùng đồi núi, với nhiều công dụng chữa bệnh được áp dụng vào nhiều bài thuốc khác nhau.

Những công dụng chữa bệnh hữu hiệu từ Tiêu mao

Những công dụng chữa bệnh hữu hiệu từ Tiêu mao

Thông tin sơ lược về Tiên mao

Tiêu mao là cây thảo sống lâu năm, cao 30cm hay hơn. Lá 3-6, hình mũi mác xếp nếp tựa như lá Cau, phiến thon hẹp, dài đến 40cm, rộng 2-3,5cm; cuống dài 10cm. Thân rễ hình trụ cao, dạng củ to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, vỏ thô màu nâu, trong nạc màu vàng ngà. Hoa màu vàng xếp 3-5 cái thành cụm, trên một trục ngắn nằm trong những lá bắc lợp lên nhau. Quả nang thuôn dài 1,5cm, chứa 1-4 hạt. Tiêu mao thường ra hoa vào mùa hè. Theo nguyên cứu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM trong Tiên mao có chứa một số thành phần hóa học như: Trong thân rễ có 5,7-dime-thoxymricetin-3-0-ỏ-L-xylopyranosyl-4-0-õ-D-lucopyanosode. Cây Tiên mao phân bố chủ yếu ở Ấn Độ – Malaixia, có ở  Ấn Độ, Malaixia, Thái Lan, Philippin và Đông Dương. Cây mọc hoang trên các đồi cỏ ven rừng núi nhiều nơi ở miền Bắc. ở vùng đồi núi Lang Bian cũng có gặp. Đào củ về, rửa sạch, ngam nước vo gạo để khử độc rồi phơi khô. Theo Đông y Tiên mao có vị cay, ấm và có độc.

Một số bài thuốc chữa bệnh áp dụng với Tiên mao

Tiêu mao với nhiều công dụng chữa bệnh hữu hiệu

Tiên mao với nhiều công dụng chữa bệnh hữu hiệu

  • Chữa ung thư hỏa độc, mụt sưng không có đầu, sắc xanh đen: Tiên mao không nệ ít nhiều, cả rể củ sắc, hòa thêm rượu uống; hoặc lấy loại còn tươi giã nát đắp vào, nếu có mủ rồi sẽ vỡ, chưa có mũ sẽ tiêu (Trấn Nam Bản Thảo).
  • Trị rắn độc cắn: Tiên mao cùng Bán biên liên giã nát đắp vào vết thương (Thảo Dược Đơn Phương Lâm Sàng Bệnh Lệ Kinh Nghiệm Vựng Biên).
  • Trị bệnh cao huyết áp do mạch Xung – Nhâm không điều hòa (hội chứng bốc hỏa tiền mãn kinh): Tiên mao, Tiên linh tỳ, Hoàng bá, Ba kích, Tri mẫu, Đương quy. Mỗi loại dùng lượng bằng nhau, sắc đặc thành cao lỏng, ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 20-40g. (Nhị tiên thang theo Trung y nghiên cứu công tác tư liệu vựng biên) – [Bài này chính là bài đã giới thiệu trên CTQ84 nhưng ở đây chế  thành cao thuốc cho tiện dùng-ND].
  • Trị phụ nữ băng huyết đã thành chứng lậu: Tiên mao 3 đồng cân (tán bột), dùng Toàn tần quy, Xà quả thảo lượng bằng nhau đem sắc lấy nước uống với bột Tiên mao nói trên (Trấn Nam Bản Thảo).
  • Cường tráng cân cốt, bổ ích tinh thần, sáng mắt: Tiên mao 2 cân ( ngâm nước vo gạo 5 ngày, mùa hè ngâm 3 ngày, bỏ nước ngâm, dùng dao đồng nạo vỏ, phơi trong râm, lấy lại 1 cân); Thương truật 2 cân (ngâm nước vo gạo 5 ngày, gọt vỏ, sấy khô, lấy lại 1 cân); Câu kỷ tử 1 cân, Xa tiền tử 12 lạng; Bạch phục linh (bỏ vỏ), Tiểu hồi (sao), Bá tử nhân (bỏ xác) mỗi thứ  8 lạng; Sinh địa hoàng (sấy), Thục địa hoàng (sấy) mỗi thứ 4 lạng. tán nhuyễn thành bột, lấy rượu quấy hồ làm hoàn cỡ hạt ngô đồng (hạt bắp). Mỗi lần uống 50 hoàn, uống trước khi ăn với rượu ấm, ngày chia 2 lần uống(Tiên mao hoàn theo  “Thánh Tế Tổng Lục”).
  • Trị định suyễn, bổ tâm thận, hạ khí: Bạch tiên mao 1/2 lạng (ngâm nước vo gạo 3 đêm, phơi khô, sao), Đoàn sâm 1 phân, A giao 1 lạng 3 phân, Kê tỳ chi (Kê nội kim) 1,5 lạng. Tán nhuyễn thành bột, mỗi lần uống 2 đồng cân với nước cơm sôi, lúc bụng đói (Thần bí tán- “Tam Nhân Phương”).
  • Chữa liệt dương, ù tai: Tiên mao, Kim anh tử (rễ lẫn quả) mỗi thứ 5 đồng cân (20g), hầm với thịt ăn cả nước lẫn cái.
  • Chữa chứng người già tiểu sót: Tiên mao 1 lạng ngâm rượu uống (theo tìm hiểu của bác sĩ Nguyễn Thị Thanh giảng viên Y sĩ y học cổ truyền tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM).

Nguồn: benhhoc.edu.vn