Tìm hiểu về hội chứng loét sinh dục

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Loét sinh dục là một trong các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục thường gặp, người bệnh loét sinh dục thường kèm theo những nguy cơ lây nhiễm HIV.

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh loét sinh dục?

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh loét sinh dục?

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh loét sinh dục?

Theo các chuyên gia tư vấn sinh sản tình dục học cho biết, những bệnh nhân mắc các bệnh lý như giang mai, mụn sinh dục hay các bệnh lây qua đường tình dục khác có nguy cơ loét sinh dục cao hơn các nhóm đối tượng khác. Ở Việt Nam những bệnh nhân ghẻ cũng thuộc nhóm đối tượng dễ mắc loét sinh dục. Bệnh mắc ở nam với tỷ lệ cao hơn nữ, lứa tuổi giảm dần từ 20-50 tuổi. Các nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng phụ nữ có thai dễ bị nhiễm Herpecs hơn những người khác do đó cũng dễ mắc loét sinh dục hơn. Loét sinh dục phải được ưu tiên hàng đầu trong xếp hạng những bệnh nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục.

Các triệu chứng trên người bệnh thường không điển hình, thường kèm theo các triệu chứng nhiễm khuẩn. Vị trí thường loét ở nam là rãnh bao quy đầu, hãm dương vật, thân dương vật. Ở nữ giới triệu chứng loét sinh dục khu trí tại các vị trí như cổ tử cung, vách âm đạo, tầng sinh môn, … Ngoài ra các vị trí tổn thương khác có thể xảy ra ở cả hai giới như quanh hậu môn trực tràng (gặp nhiều ở các đối tượng quan hệ đồng tính, loét tại các vị trí ngoài cơ quan sinh dục như miệng, môi, họng, ngón tay, vú và đùi. Người thầy thuốc cần chú ý đáy vết thương: đỏ nhẵn và hay đóng vảy, tiết dịch khi ép gặp trong giang mai, nếu đáy vết loét đỏ, sáng và nhẵn là do herpes, nếu đá bẩn, có nhiều chồi thịt, nhỏ, mủ vàng, dễ chảy máu khi chạm vào là các vết loét hạ cam. Vết loét giang mai và herpes thường sưng và không thay đổi hình dạng khi ép, còn loét do hạ cam mềm và thay đổi hình dạng khi ép. Bệnh lý bạch huyết sinh dục thường đi kèm loét sinh dục, người bệnh đi kèm các triệu chứng sưng hạch bẹn một bên hoặc 2 bên, sờ nóng và có cảm giác bùng nhùng, đau,…. Hạch bẹn thường xảy ra cả 2 bên, chắc và đau, gặp nhiều ở giai đoạn sơ phát nếu nhiễm Herpes. Tuy nhiên loét do hạ cam thì hạch bẹn thường chỉ xuất hiện một bên và rất hiếm khi xuất hiện cả hai bên, hạch có thể nung mủ nên rất đau.

Khi mắc hội chứng loét sinh dục cần điều trị như thế nào?

Khi mắc hội chứng loét sinh dục cần điều trị như thế nào?

Khi mắc hội chứng loét sinh dục cần điều trị như thế nào?

Theo các bác sĩ điều trị bệnh học chuyên khoa cho biết, đối với những tình trạng loét sinh dục như trên cần điều trị cả người bệnh và bạn tình. Về nguyên nhân, nếu không xác định được là giang mai hay hạ cam thì đồng thời điều trị cả giang mai và hạ cam. Trên thực tế, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng nguyên nhân, các vết loét sẽ lành và không để lại biến chứng gì, khả năng có con sẽ không bị ảnh hưởng. Nếu không điều trị, vết loét có thể bội nhiễm thêm vi khuẩn khác, hiếm khi để lại biến chứng, riêng giang mai sẽ chuyển sang thời kì tiềm ẩn hoặc giang mai 3. Tuy nhiên những bệnh nhân loét sinh dục những đối tượng nguy cơ cao bị mắc HIV nếu có quan hệ với người mắc bệnh.

Người bệnh cần tuân thủ các phác đồ điều trị, đặc biệt với các trường hợp mắc giang mai và hạ cam để đề phòng các biến chứng của bệnh. Loét sinh dục đặc biệt là herpes có nguy cơ mắc HIV rất cao và nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi đặc biệt trong quá trình chuyển dạ. Người bệnh cần được giáo dục tình dục an toàn và hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên, bạn tình cần được thông báo và điều trị cả bạn tình. Với các đối  tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cần tư vấn và các xét nghiệm HIV cần làm cho người bệnh để phát hiện sớm và có chế độ chăm sóc và điều trị phù hợp.

Nguồn: benhhoc.edu.vn