Biểu hiện bênh loãng xương không rõ ràng, bởi vậy khi bệnh chuyển nặng thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tàn phế và tử vong. Vậy bệnh loãng xương nguyên nhân và cách điều trị bệnh như nào luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bệnh loãng xương.
Bệnh loãng xương là gì?
Loãng xương là Bệnh thường gặp, phản ánh tình trạng mật độ khoáng chất và canxi trong xương suy giảm, dẫn đến tình trạng xương trở nên giòn, xốp dẫn vì vậy nguy cơ gãy xương tăng cao. Khi xương bị loang loãng, thì chỉ cần những va chạm nhẹ cũng dẫn đến tình trạng gãy xương. Và khi bị gãy xương bị gãy sẽ rất khó liền trở lại.
Người Bệnh loãng xương phải nằm nguyên một chỗ và phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, vừa tốn kém thời gian, tốn thời gian lại giảm tuổi thọ của người bệnh.
Biến chứng của loãng xương
Đau kéo dài do chèn ép thần kinh. Gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực… Gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi. Đặc biệt là Bệnh loãng xương làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người có tuổi.
Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương
- Đau xương:
Đau xương là dấu hiệu đầu tiên của bệnh loãng xương. Người bệnh sẽ cảm thấy đau cột sống do xẹp các đốt sống hoặc do rối loạn tư thế cột sống. Khó thực hiện được các động tác như : quay lưng, cúi, ngửa…
- Gù lưng:
Khi bị gù lưng khiến cho chiều cao giảm đi so với lúc trẻ tuổi.
- Dễ gãy xương:
Dâu hiệu Bệnh loãng xương mà bệnh nhân thường gặp là gãy đầu trên xương đùi, xương cánh tay, xương sườn, đầu dưới xương cẳng tay, xương chậu và xương cùng. Đau các dây thần kinh trên sườn lan ra phía bụng và đau dây thần kinh hông.
- Béo bệnh:
Béo bệnh, béo bệnh cũng là một dấu hiệu của bệnh loãng xương. Loãng xương khiến người bệnh tăng huyết áp, rối loạn nội tiết, hư khớp, viêm tổ chức dưới da.
Bệnh loãng xương ở người già.
Nguyên nhân của bệnh loãng xương
Người ta phân biệt loãng xương nguyên phát và thứ phát:
- Loãng xương nguyên phát:
Bệnh loãng xương nguyên phát thường gặp ở tuổi già, do quá trình lão hoá của tạo cốt bào gây nên thiểu sản xương. Những người tuổi càng cao thì tình trạng thiểu sản xương càng tăng.
Và bệnh loãng xương thường gặp ở tuổi mãn kinh do rối loạn và thiếu hụt kích tố nữ.
- Loãng xương thứ phát:
Loãng xương thứ phát thì có thể thấy ở mọi lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Ngồi bất động quá lâu: do nghề nghiệp như dân văn phòng, hay những người du hành vũ trụ ở lâu trong tàu…
Do dinh dưỡng, bệnh ống tiêu hóa: Bệnh do hội chứng kém hấp thu.
Do có bệnh nội tiết: Bệnh có thể do cường vỏ thượng thận hay bị suy tuyến sinh dục
Do thận: Nếu cơ thể bị suy thận mạn, chạy thận nhân tạo chu kỳ cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh loãng xương.
Cách điều trị bệnh loãng xương
- Đông y:
Ngoài việc điều trị theo Tây y, nhiều người lựa chọn trị bệnh loãng xương theo các bài thuốc y học cổ truyền. Những bài thuốc Đông y thường an toàn, hiệu quả chi phí thấp.
Bệnh nhân loãng xương phải hạn chế uống rượu.
- Theo Tây y:
Điều trị loãng xương khá phức tạp, cần phải kết hợp giữa chế độ ăn giàu canxi, tăng cường vận động thể lực và dùng thuốc.
Theo chỉ dẫn của bác sĩ người bệnh loãng xương nên sử dụng Thuốc chống Bệnh loãng xương có thể dùng gồm: Vitamin D2 hoặc D3; calcitriol; fluorur natri.
Loãng xương ở phụ nữ sau khi hết kinh nguyệt, có thể được điều trị bằng hocmon thay thế (estrogen, estradiol, estradiol gel bôi da), tuy nhiên tác dụng phụ có thể xảy ra là tăng cân, đau vú, tăng nguy cơ K vú…
Dùng vật lý trị liệu. Người bệnh loãng xương có thể dùng vật lý trị liệu để giảm đau, đặc biệt dùng tia hồng ngoại và tử ngoại để tăng cường hấp thu vitamin D, dùng từ trường để chống loãng xương.
Lời khuyên dành cho người bệnh loãng xương
Việc dự phòng để không bị Bệnh loãng xương cực kỳ quan trọng. Cần giảm tối đa các yếu tố làm tăng nguy cơ bị loãng xương như bỏ thuốc lá, bỏ rượu kết hợp tập thể dục đều đặn.
Cần có chế độ ăn đủ canxi và muối khoáng, đặc biệt ở người lớn tuổi và trẻ em nên có thời gian tắm nắng hợp lý, tránh để té ngã hay chấn thương. Phụ nữ sau độ tuổi 40 nên kiểm tra sức khỏe, xương khớp định kỳ hàng năm.
Nguyễn Minh – Benhhoc.edu.vn