Bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào ung thư phát triển trong dạ dày, đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm ở đường tiêu hóa, là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong các bệnh ung thư.

bệnh ung thư dạ dày có xu hướng ngày càng tăng

bệnh ung thư dạ dày có xu hướng ngày càng tăng

Theo Tin tức Y Dược, hiện nay, ung thư dạ dày đang là bệnh ung thư về đường tiêu hóa thường gặp nhất, với tỷ lệ mắc phải cao và có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng hầu hết chúng ta đang thờ ơ với các triệu chứng của bệnh. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản sau để phòng tránh và điều trị bệnh kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày

Cho tới nay, nguyên nhân gâu Ung thư dạ dày vẫn còn chưa hoàn toàn được làm rõ. Các chuyên gia hàng đầu trên thế giới chỉ đưa ra đưa ra các yếu tố nguy cơ, tác nhân gây Ung thư dạ dày. Tuy nhiên, khi có một, một vài hoặc thậm chí tất cả các yếu tố gây Ung thư sau thì cũng chưa chắc bệnh nhân đã bị Ung thư dạ dày. Nó còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể, khả năng kiểm soát bệnh tật, lối sống, chế độ chăm sóc y tế… Một số tác nhân gây Ung thư dạ dày và yếu tố làm tăng nguy cơ Ung thư dạ dày như sau:

  • Nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Vi khuẩn Hp được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày, đã xác định được con đường từ nhiễm Hp tới Ung thư dạ dày.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: ăn mặn làm tăng gấp đôi nguy cơ Ung thư dạ dày, ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ nướng, chiên xào và các chất bảo quản thực phẩm….
  • Thiếu máu ác tính.
  • Viêm dạ dày thể teo.
  • Viêm loét dạ dày mãn tính có Hp, không điều trị triệt để, tái phát thường xuyên.
  • Người có nhóm máu A dễ bị Ung thư dạ dày hơn các nhóm máu khác
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá…
  • Yếu tố tâm lý (thường xuyên căng thẳng, trầm cảm, lo lắng…): yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới tình trạng viêm mạn tính của dạ dày do đó cũng là một tác nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày

Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày

Các dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư dạ dày

Các Chuyên gia giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hầu hết triệu chứng trên của bệnh  ung thư dạ dày thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng như các bệnh lý toàn thân khác, dẫn đến sự chủ quan cho người bệnh. Tuy nhiên, ngay khi có các dấu hiệu dưới đây, hãy cẩn trọng và nhanh chóng tìm gặp các thầy thuốc chuyên khoa để có được sự tư vấn, thăm khám và điều trị tốt nhất:

  • Đau vùng thượng vị: âm ỉ hoặc nóng rát, hoặc không có triệu chứng
  • Đầy bụng, chán ăn, ăn không tiêu
  • Nuốt nghẹn
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đã hoặc đang bị viêm dạ dày mãn tính, nhất là thể teo
  • Cảm thấy mệt mỏi, sút cân đột ngột
  • Nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen
  • Có thể sờ thấy khối u ở bụng khi bệnh đã ở giai đoạn cuối

Ung thư dạ dày là một bệnh lý rất nguy hiểm, thông thường nếu đã để đến giai đoạn muộn mới phát hiện thì khả năng chữa khỏi là rất thấp. Cũng vì khó phát hiện sớm nên hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán Ung thư dạ dày không có khả năng sống qua năm thứ 5, tỷ lệ khoảng 80%. Chính vì vậy, việc thăm khám định kỳ cũng như chủ động theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân, nâng cao kiến thức về bệnh là cách tốt nhất để chúng ta có thể phát hiện sớm và nâng cao hiệu quả của việc điều trị đối với bệnh ung thư dạ dày nói chung và các bệnh lý khác nói riêng.

Điều trị ung thư dạ dày bằng những phương pháp nào?

Theo ý kiến của các giảng viên Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì hiện nay 3 phương pháp chữa ung thư dạ dày phổ biến là phẫu thuật, hoá trị và xạ trị.

  • Phương pháp phẫu thuật: Ở giai đoạn sớm, khối u thường xuất hiện ở niêm mạc và dưới niêm mạc, chưa có hiện tượng xâm lấn vùng hạch thì bác sĩ thường khuyên áp dụng phương pháp phẫu thuật. Qua nội soi sẽ cắt bỏ phần niêm mạc và dưới niêm mạc. Nếu ung thư dạ dày tiến triển phức tạp thì có thể cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày tuỳ mức độ xâm lấn của khối u dạ dày.
  • Hoá trị và xạ trị: Hai phương pháp này thường dùng để hỗ trợ nhằm giảm các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Chúng có thể được dùng độc lập hoặc kết hợp với nhau để đạt hiệu quả cao nhất . Nhược điểm của hóa, xạ trị là bên cạnh việc tiêu diệt các tế bào ung thư, chúng cũng hủy hoại các tế bào lành gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài 3 phương pháp trên, bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ cho quá trình điều trị ung thư dạ dày, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm giảm các triệu chứng đau đớn, mệt mỏi, và quan trọng nhất là làm giảm các tác dụng phụ mà 3 phương pháp trên gây nên, bảo vệ các tế bào lành, giúp bệnh nhân nâng cao thể trạng, duy trì sức khỏe, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày

Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày

Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày

Việc phát hiện Ung thư dạ dày thường ở giai đoạn muộn do không có dấu hiệu đặc trưng và việc tầm soát bệnh còn hạn chế. Tỷ lệ điều trị thành công Ung thư dạ dày ở các giai đoạn muộn rất thấp, tỷ lệ sống chỉ khoảng 4% khi bệnh nhân được phát hiện Ung thư dạ dày ở giai đoạn IV. Chính vì vậy, các biện pháp phòng ngừa Ung thư dạ dày là cách tốt nhất giúp bạn tránh xa căn bệnh này cũng như các nguy cơ mà nó gây ra.

Một số biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày được khuyến cáo như sau:

  • Diệt và phòng ngừa vi khuẩn Hp dạ dày: Vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày, một số nghiên cứu chỉ ra, diệt sạch vi khuẩn Hp dạ dày giúp giảm tới 40% nguy cơ Ung thư dạ dày. Trong quá trình điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp, kháng thể OvalgenHP đều nên được sử dụng với liều lượng thích hợp để giúp đạt được hiệu quả phòng ngừa và điều trị triệt để.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn mặn, đồ uống có cồn, đồ nướng, thuốc lá: ăn mặn làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày, trong khi đó đồ uống có cồn, đồ nướng, thuốc lá có chứa những chất có thể làm biến đổi tế bào niêm mạc dạ dày, gây ung thư dạ dày nếu sử dụng kéo dài.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống oxy hóa của cơ thể là cơ sở giúp phòng ngừa Ung thư dạ dày hiệu quả.

Nhìn chung, ung thư dạ dày là căn bệnh thường gặp, nguy hiểm, tỷ lệ tử vong nằm trong top đầu các bệnh ung thư. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị ung thư dạ dày sớm đóng vai trò rất quan trọng trong việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, chúng ta cần có một chế độ ăn uống khỏe mạnh, khoa học cùng với tập luyện và sinh hoạt hợp lý và thăm khám định kỳ sức khỏe hàng năm để có thể phát hiện sớm và phòng tránh ung thư dạ dày cũng như nhiều bệnh khác hiệu quả.

Nguồn: benhhoc.edu.vn