Bệnh ung thư hậu môn có chữa được không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Câu hỏi mà nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư hậu môn đó là bệnh có chữa được không? Điều trị thế nào và có thể sống được bao lâu?

 Bệnh ung thư hậu môn có chữa được không?

Bệnh ung thư hậu môn có chữa được không?

Không có câu trả lời nào có thể trả lời chắc chắn ở đây cả, tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi người, thời điểm phát hiện bệnh là ở giai đoạn nào liên quan rất nhiều đến quá trình điều trị và kết quả điều trị bệnh. Do đó, việc phát hiện ung thư hậu môn sớm và thăm khám điều trị kịp thời cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa ung thư hậu môn là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Phương pháp điều trị bệnh ung thư hậu môn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh ung thư hậu môn như: hút thuốc lá thường xuyên, có đời sống tình dục “phóng khoáng” đặc biệt quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, nhiễm virus HPV, mắc bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch, các tổn thương lành tính tại hậu môn.

Để chữa bệnh ung thư hậu môn hiệu quả nhất, còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh ở giai đoạn nào, đó là vị trí và kích thước khối u. Cụ thể là:

Giai đoạn 0: Tế bào ung thư được tìm thấy ở phía trên ở lớp tế bào ngoài nhất của hậu môn (các vảy tế bào ung thư biểu mô).

Giai đoạn I: Ung thư đã di căn đến lớp tế bào đầu tiên của hậu môn, nhưng nhỏ hơn 2cm.

Giai đoạn II: Khối u đã lớn hơn 2cm nhưng vẫn chỉ giới hạn trong mô.

Giai đoạn III:

+ Giai đoạn III A: Khối u đã di căn đến gần các cơ quan tổ chức (bàng quang, hệ sinh dục) hoặc đến các hạch bạch huyết.

+ Giai đoạn III B: Khối u đã di căn đến các cơ quan và hạch bạch huyết ở bụng, háng hay trực tràng.

Giai đoạn IV: Khối u đã di căn đến các cơ quan khác xa hơn.

Theo tin tức Y tế Việt Nam mới nhất, hiện nay có 3 phương pháp được sử dụng trong việc điều trị bệnh ung thư hậu môn như sau:

Phương pháp phẫu thuật

Việc cắt bỏ khối u và các mô khác liên quan ở xung quanh khối u đó có thể được thực hiện trong trường hợp giai đoạn 0 của ung thư, khi mà các khối u còn chưa di căn và chưa ảnh hưởng đến các cơ thắt hậu môn. Ở giai đoạn muộn hơn, khi mà các khối u đã lan ra, các Bác sĩ có thể sẽ phẫu thuật thông qua bụng-đáy chậu để cắt bỏ các mô bị ảnh hưởng, các hạch bạch huyết hay các phần trong các cơ quan tổ chức ở bụng. Sự cắt bỏ này có thể gây ra chứng hẹp hậu môn (hẹp ống hậu môn) và để lại sẹo mô. Đôi khi phẫu thuật đòi hỏi phải nới rộng hậu môn và khôi phục lại những chức năng riêng của nó. Đối với phẫu thuật này đòi hỏi phải lắp hậu môn giả cho bệnh nhân, nơi mà hậu môn đã  bị cắt bỏ và chất thải được chuyển ra ngoài theo hướng từ ruột kết thông qua một ống mở đã được tạo nên sau phẫu thuật, qua thành bụng và qua một túi để bên ngoài.

 Phẫu thuật một trong những phương pháp điều trị bệnh ung thư hậu môn

Phẫu thuật một trong những phương pháp điều trị bệnh ung thư hậu môn

Phương pháp hóa trị

Phương pháp hóa trị thường được áp dụng đối với giai đoạn II trở đi. Sử dụng thuốc điều trị: 5-fluorouracil (5-FU) – một loại thuốc ngăn ngừa tăng trưởng tế bào; mitomycin (kháng sinh ức chế tăng trưởng các tế bào ung thư) và cisplatin uống đường miệng hoặc tiêm tĩnh mạch để hủy diệt tế bào ung thư. Việc chữa trị này có thể gây ra các tác dụng phụ như: giảm số lượng bạch cầu, gây loét, ảnh hưởng đến tủy xương, thận, màng nhầy, gây độc cho phổi cũng như làm mất chức năng của thận, gây sự mất phương hướng nghiêm trọng, hội chứng hô hấp nguy cấp và sưng tấy, rụng tóc,…

Phương pháp xạ trị

Giống như phương pháp hóa trị, phương pháp xạ trị cũng thường áp dụng đối với giai đoạn II trở đi. Dùng các sóng năng lượng (chẳng hạn như bằng tia X) được thực hiện với nguồn bức xạ từ bên ngoài hoặc các ống phóng xạ được cấy vào bên trong để làm teo các khối u. Có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm mất khả năng điều khiển của các cơ vòng (không tự chủ đại tiện), lên màu da, mệt mỏi,…

Trên trang bệnh học chuyên khoa có viết hiện nay, ung thư hậu môn là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa hiếm gặp không phải bệnh thường gặp và chỉ chiếm khoảng 2%, trong đó nữ giới chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Nhưng nam giới cũng không được phép chủ quan với bệnh mà cần có chế độ ăn uống khoa học, đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm để chữa trị kịp thời.

Nguồn: benhhoc.edu.vn