Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh trĩ là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai gây ra rất nhiều khó chịu, làm chị em ăn không ngon ngủ không yên. Vậy cần làm gì để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả?

Dấu hiệu bệnh trĩ nội và ngoại ở phụ nữ mang thai là gì?

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai là gì?

Vì sao phụ nữ mang thai lại dễ mắc bệnh trĩ

Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, thai phát triển ngày một to, đè lên vùng bụng làm chèn ép các mạch máu, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu khó lưu thông dẫn đến cương lên, dễ gây ra bệnh trĩ.

Hơn nữa, để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi, lượng máu người mẹ cần phải gấp 1.5 lần so với bình thường. Chính vì sự gia tăng lưu lượng máu mà hệ thống vận chuyển động mạch, tĩnh mạch như cũ làm cho các tĩnh mạch trong thành ruột phình và căng lên hết cỡ và trở nên yếu dần đi. Theo tìm hiểu của trang tin tức Y Dược, nội tiết tố progesterone tiết ra khi mang thai cũng gây ra sự lỏng lẽo ở thành tĩnh mạch, nghĩa là các thành tĩnh mạch có xu hướng sưng lên và phồng lên.

Dấu hiệu bệnh trĩ nội khó phát hiện hơn dấu hiệu bệnh trĩ ngoại. Có thể phát hiện khi thấy máu dính vào giấy vệ sinh ra từ hậu môn. Ngoài ra, bệnh còn có những triệu chứng như:

  • Trĩ nội không có thần kinh cảm giác, bình thường không đau; thường gây ra diễn tiến và biến chứng như chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.
  • Người mắc bệnh trĩ nội có dấu hiệu chảy máu khi đại tiện; xuất hiện búi trĩ cố rặn. Búi trĩ nội sa là một khối mềm, ấn xẹp, buông phồng. Màu sắc đỏ tươi, bề mặt ướt.
  • Khi bạn mắc bệnh trĩ ngoại, bạn sẽ thấy búi trĩ phình to lồi ra ngoài ống hậu môn với hình dạng như một quả nho và bạn sẽ thấy được.

Vì sao phụ nữ mang thai lại dễ mắc bệnh trĩ

Vì sao phụ nữ mang thai lại dễ mắc bệnh trĩ

Hiện tượng chảy máu nếu trĩ lớn và căng. Bạn sẽ có cảm giác khó chịu và đau phía trong và xung quanh hậu môn, cảm thấy ngứa và áp lực trong cơ thể. Ngay cả khi ngồi cũng khó chịu và gây đau đớn do búi trĩ lồi ra ngoài. Nhất là khi đi đại tiện thường gây chảy máu và đau đớn.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về bệnh học chuyên khoa cho biết, để ngăn chặn bệnh trĩ hiệu quả cần thực hiện theo biện pháp sau đây:

  • Tránh táo bón. Việc phân cứng và rặn trong thời gian lâu cũng là yếu tố góp phần gây ra bệnh trĩ.
  • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít/ngày. Nước sẽ giúp làm mềm phân và dễ đào thải ra ngoài.
  • Cải thiện chế độ ăn: ăn nhiều rau củ quả tươi, các loại hạt nhiều chất xơ, nên ăn các loại như khoai lang, các loại rau có màu đậm, các loại quả như quả bơ, cam, quýt,…
  • Tránh ăn nhiều thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thay thế bằng thịt gà, cá,… Tránh bánh mì trắng và thực phẩm lên men, đóng hộp sẵn.
  • Tránh việc ngồi xổm khi đi vệ sinh trong một thời gian dài, đừng áp lực, hãy thoải mái khi đi vệ sinh, cũng không nên ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu gây áp lực lên đại tràng gây tình trạng trĩ nặng hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên. Đơn giản là đi bộ mỗi ngày để tăng lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa. Ngoài ra yoga cũng là một phương pháp tốt phòng ngừa và cải thiện bệnh trĩ cho người mắc phải.
  • Tránh tăng cân quá nhiều. Việc tăng cân lành mạnh nhất trong thai kỳ là ở trong khoảng 10-12 kg, nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến hàng loạt các biến chứng khác, trong đó có bệnh trĩ.

Ngoài ra, cần tránh nâng vật nặng. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng và vùng chậu. Nếu nâng thì nên đứng đúng tư thế và đưa lên từ từ.

Nguồn: benhhoc.edu.vn