Biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn đặc trưng bởi tình trạng cường hormon androgen rối loạn rụng trứng và buồng trứng có nhiều nang. Vậy căn bệnh này có biểu hiện như thế nào?

Cơ chế dẫn đến buồng trứng đa nang

Cơ chế dẫn đến buồng trứng đa nang

Nguyên nhân gây ra tình trạng trên hiện vẫn chưa rõ và điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng theo kinh nghiệm. Nếu không phát hiện sớm và tham gia hỗ trợ điều trị sẽ gây các biến chứng như rối loạn chuyển hóa đái tháo đường, bệnh tim mạch và các bệnh thường gặp khác.

Cơ chế dẫn đến buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang là bệnh lý nội tiết hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và là nguyên nhân chính gây vô sinh. Đến hiện nay sinh lý bệnh của hội chứng đa nang vẫn còn chưa rõ ràng và định nghĩa về bệnh lý này vẫn tiếp tục được tranh cãi.  Các đặc điểm nổi bật của hội chứng là các bệnh lý sinh sản như tăng androgen máu, không rụng trứng và có các rối loạn chuyển hóa như kháng insulin, béo phì đến mức không thể biết rõ đâu là bệnh có trước. Không có một yếu tố bệnh nguyên đơn lẻ nào có thể giải thích cho tất cả các bất thường gặp trong hội chứng buồng trứng đa nang.

Tăng tần suất giải phóng GnRH (gonadotropin-releasing hormone) từ vùng dưới đồi đã được tìm thấy ở phụ nữ có HCBTĐN. Tuy nhiên, còn chưa rõ là sai sót trong phát sinh nhịp GnRH này là bất thường tiên phát hay thứ phát. Tăng tần suất GnRH có lợi cho tiết LH (luteinizing hormone) hơn FSH (follicle-stimulating hormone) từ thùy trước tuyến yên nên nhịp tiết LH cũng tăng cả về tần suất và biên độ. Tăng tỉ số LH / FSH có thể thấy ở hầu hết các phụ nữ có HCBTĐN. Buồng trứng trong HCBTĐN đáp ứng với kích thích LH với tăng ưu thế trong sản xuất androgen so với estrogen. Nồng độ progestin tuần hoàn thấp (kết quả của ít rụng trứng) và nồng độ androgen tăng tạo nên feedback, sau đó có thể gây tiết không hợp lý hormon sinh dục vùng dưới đồi – tuyến yên và dẫn tới một chu kỳ sai. Nồng độ estrogen điển hình bình thường hoặc thấp, nhưng nồng độ estrogen tăng lên đáng kể. Điều này do chuyển hóa từ androstenedione thành estrogen ở mô mỡ – làm kích thích LH và ức chế FSH.

Một quan sát khác cho thấy tăng insulin máu là một đặc điểm của hội chứng buồng trứng đa nang được đưa ra đầu tiên năm 1980, trước đó người ta cũng cho rằng phụ nữ có các hội chứng của kháng insulin cực độ thì cũng có tăng androgen máu và không rụng trứng.

Biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang

Biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang

Một số bằng chứng khác thì chỉ ra rằng hội chứng buồng trứng đa nang có tính chất di truyền với rối loạn nhiều gen nhưng sinh bệnh học của hội chứng này còn nhiều phức tạp. Các gen có khả năng gây ra các biến đổi ở buồng trứng, vùng dưới đồi và chức năng của receptor insulin là trọng tâm các nghiên cứu bệnh- chứng và nghiên cứu liên kết gen.

Biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản tình dục cho biết, bệnh lý được đặc trưng bởi các triệu chứng cường androgen trên lâm sàng hoặc trên các xét nghiệm sinh hóa và bởi triệu chứng không rụng trứng mạn tính. Hầu hết các đặc điểm của hội chứng phát triển khi bắt đầu thời kỳ dậy thì và mức độ nặng khác biệt từ rậm lông nhẹ tới vô kinh và vô sinh. Vô sinh có thể là lý do khiến bệnh nhân đi khám và phát hiện bệnh.

Các triệu chứng điển hình của việc thừa androgen bắt gặp như rậm lông, mụn trứng cá, tăng tiết bã nhờn và rụng tóc kiểu hói trán. Rậm lông được đặc trưng bởi thừa các lông vĩnh viễn ở các vùng phân bố giống như của nam và thường thấy ở cằm, môi trên, quanh quầng vú và bụng dưới. Đánh giá rậm lông phụ thuộc và một loạt yếu tố bao gồm người quan sát chủng tộc của bệnh nhân và có sử dụng các thuốc tẩy lông thẩm mỹ hay không. Triệu chứng tiếp theo là rối loạn kinh nguyệt: bất thường chu kỳ kinh thường liên quan tới ít hoặc không rụng trứng mạn tính. Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang thường có đủ estrogen nhưng thiếu progesterone, điều này gây tăng sản nội mạc tử cung và ra máu tử cung bất thường bởi kích thích của estrogen mạn tính, điều này còn làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học giải đáp, vô sinh được xem như biến chứng cuối cùng sau thời gian dài không có hiện tượng rụng trứng. Phát hiện sớm bệnh lý thông qua các dấu hiệu trên cơ thể để có hướng xử trí tránh các biến chứng nặng nề có thể xảy ra.

Nguồn: benhhoc.edu.vn