Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết khi mang thai nhanh chóng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Còn nếu bị sốt xuất huyết khi mang thai có nguy hiểm không và cần điều trị như thế nào?

Những nguy cơ sốt xuất huyết khi mang thai

Những nguy cơ sốt xuất huyết khi mang thai

Sốt xuất huyết được xem là bệnh dễ mắc phải ở mọi lứa tuổi và có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt, phụ nữ khi mang thai mắc sốt xuất huyết thì càng không thể xem thường

Nguồn gốc của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh do virus lây truyền sang cơ thể người bởi một số loài muỗi Aedes aegypti. Bệnh này phát triển mạnh ở các vùng nhiệt đới có khí hậu ấm áp và ẩm ướt như nước ta chẳng hạn.

Do sốt xuất huyết là một căn bệnh lây truyền qua vết muỗi đốt nên số lượng các trường hợp sốt xuất huyết khi mang thai bùng phát trong mùa mưa, đây là thời kỳ muỗi phát triển mạnh. Muỗi Aedes hoạt động tích cực hơn vào ban ngày, đặc biệt là vào sáng sớm và chiều muộn.

Những nguy cơ sốt xuất huyết khi mang thai

Sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe khi sinh sản cho cả mẹ và thai nhi. Bởi vì khi hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo cơ hội cho virus có điều kiện phát triển, từ đó phụ nữ bị sốt xuất huyết nghiêm trọng. Đây được xem là một trong những kiến thức sinh sản quan trọng mà chị em mang thai cần đặc biệt lưu ý.

Hơn thế nữa, virus này có thể truyền sang thai nhi trong thai kỳ hoặc khi sinh. Mặt khác, bạn có thể cần phải mổ lấy thai nếu mắc phải sốt xuất huyết bất cứ lúc nào. Một số biến chứng xuất hiện trong thai kỳ do sốt xuất huyết gây ra như: giảm tiểu cầu, sinh non và sinh nhẹ cân, sẩy thai, nguy cơ xuất huyết hay thậm chí là tiền sản giật. Cơ hội phát triển tình trạng tiền sản giật sẽ tăng nếu phụ nữ mang thai chẳng may mắc phải sốt xuất huyết trong thai kỳ hoặc các bệnh chuyên khoa khác.

Nguy cơ truyền bệnh sốt xuất huyết cho thai nhi sẽ chỉ xảy ra nếu bạn bị bệnh này vào cuối thai kỳ. Ngoài ra, khả năng thai nhi mắc phải virus này là rất thấp.

Dấu hiệu nhận biết phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết

Khi bị ảnh hưởng bởi sốt xuất huyết, bạn cần quan sát các triệu chứng như sau:

  • Sốt cao kèm theo run rẩy
  • Chảy máu chân răng
  • Đau đầu dữ dội và cơ thể có cảm giác tê nhức
  • Mất nước cũng như ăn uống kém ngon miệng
  • Buồn nôn kèm theo nôn mửa thường xuyên

Thậm chí, số lượng tiểu cầu của bạn sẽ giảm xuống mức báo động trong trường hợp nặng. Nếu số lượng tiểu cầu giảm xuống, huyết áp cũng đồng thời hạ xuống theo và bạn có thể bị chảy máu. Tình trạng này được gọi là sốt xuất huyết và có thể đe dọa tính mạng.

Phương pháp chữa trị sốt xuất huyết khi mang thai

Phương pháp chữa trị sốt xuất huyết khi mang thai

Phương pháp chữa trị sốt xuất huyết khi mang thai

Để điều trị sốt xuất huyết khi mang thai hiệu quả thì việc chẩn đoán là việc làm đầu tiên. Nếu các triệu chứng giống cúm vẫn tồn tại hoặc nếu bạn bị đau bụng dữ dội và nôn sau khi cơn sốt giảm đi, hãy đi xét nghiệm máu để xác định tình trạng bệnh của mình.

Thực hiện các biện pháp y tế kịp thời sẽ đảm bảo rằng bạn và em bé được khỏe mạnh bởi ngay cả khi bệnh không gây tổn thương trực tiếp cho cơ thể, sốt cao cũng có thể gây ra một số biến chứng. Hơn nữa, phụ nữ mang thai khi mắc sốt xuất huyết cần lưu ý:

  • Không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Huyết áp và mức tiểu cầu trong máu cần được theo dõi liên tục
  • Nên uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước do nôn bởi có thể ảnh hưởng đến lượng chất dịch phôi thai
  • Nghỉ ngơi thật nhiều
  • Trong trường hợp sốt xuất huyết nặng, thai phụ có thể cần phải nhập viện và điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt
  • Truyền máu và truyền tiểu cầu có thể được áp dụng để chỉ số tiểu cầu trở lại mức bình thường và thay thế lượng máu bị mất khi bị xuất huyết.

Nguồn: Kiến thức bệnh học