Cách nhận biết viêm tai xương chũm cấp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Viêm tai xương chũm là một bệnh lý của tai giữa, bệnh khó có thể tự khỏi nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra biến chứng nội sọ tai gây nguy hiểm đến tính mạng.

 Cách nhận biết viêm tai xương chũm cấp

Cách nhận biết viêm tai xương chũm cấp

Để điều trị bệnh một viêm tai xương chũm cần được phát hiện và điều trị đúng thời điểm, đúng phương pháp nhằm loại bỏ ổ bệnh. Những biểu hiện của bệnh viêm tai xương chũm cấp.

Nguyên nhân bệnh viêm tai xương chũm cấp

Viêm xương chũm cấp tính là bệnh chuyên khoa. Bệnh tiến triển rất nhanh thành mãn tính và dễ gây ra các biến chứng viêm màng não, viêm tĩnh mạch bên, liệt mặt, apxe não,..Vậy nguyên nhân gây ra bệnh này do đâu?

  • Bệnh xuất hiện do viêm tai giữa không được điều trị triệt để.
  • Biến chứng của viêm tai giữa cấp tính.
  • Biến chứng của viêm tai giữa mạn tính.
  • Viêm tai giữa sau các bệnh: cúm, sởi, bạch hầu và ho gà.

Cách nhận biết viêm tai xương chũm cấp

Tùy vào giai đoạn khác nhau của bệnh viêm tai xương chũm cấp – bệnh nội khoa có những biểu hiện khác nhau:

  • Giai đoạn đầu: Trên nền viêm tai giữa cấp tính đang giảm dần người bệnh thấy xuất hiện những triệu chứng sau: Đau tai theo nhịp đập, đau xương chũm lan xuống cổ, lan ra nửa bên đầu. Toàn thân nhiệt độ tăng trở lại nhất là về chiều. Ở trẻ em thường có triệu chứng màng não như nôn co giật, cứng gáy… Khi thăm khám tai, Bác sĩ sẽ nhìn thấy mủ đặc trở lại, ngày càng nhiều hơn, trên nền màng nhĩ bị viêm tai giữa thấy màng nhĩ xung huyết trở lại. Bệnh nhân cảm thấy đau khi ấn vào xương chũm.
  • Giai đoạn toàn phát: Triệu chứng chính là bệnh nhân cảm thấy đau, đau ngày càng tăng. Đau sâu trong ống tai hoặc sau tai, lan ra vùng thái dương đỉnh. Có những biểu hiện nghe kém. Khi đi thăm khám, Bác sĩ sẽ thấy mủ đặc nhiều, màu vàng kem, không thối khi chưa có bội nhiễm. Khi khám nội soi thấy màng nhĩ phù nề, đỏ và dày, có thể có lỗ thủng nhỏ, vị trí cao hoặc màng trùng không dẫn lưu được mủ, hoặc có túi co kéo trên màng nhĩ. Thành sau trên ống tai người bệnh bị sụp làm cho góc sau màng nhĩ bị xoá mờ. Khi ấn vào bệnh nhân thấy đau ở điểm đau sào bào. Da vùng xương chũm nề, hơi nóng, ấn vào bờ sau và mỏm chũm thấy đau.
  • Giai đoạn xuất ngoại: Bệnh nhân thấy các biểu hiện vẫn như trước hoặc có giảm chút ít. Xuất ngoại có nhiều thể bao gồm:

Xuất ngoại ở sau tai: Góc sau tai bị dày, góc nhị diện giữa vành tai và xương chũm bị mờ hoặc mất hẳn. Da xương chũm nề đỏ và đau. Khối sưng sau tai lớn dần, đẩy dồn vành tai về phía trước, ổ viêm biến thành áp xe dưới da và cuối cùng là vở mủ. Khám tai thấy sụp thành sau trên ống ngoài.

Xuất ngoại ở thái dương – mỏ tiếp: Bệnh nhân bị sưng vùng thái dương, vùng trán, có kèm theo phù nề mi mắt.

Xuất ngoại vùng cảnh – nhị thân: Gây áp xe cạnh họng. Mủ có thể lan tràn vào lỗ rách sau gây liệt các dây thần kinh sọ não số IX, X, XI.

Xuất ngoại ở cổ: Phần trên của cơ ức đòn chũm sưng phồng.

Điều trị bệnh viêm tai xương chũm như thế nào?

Điều trị bệnh viêm tai xương chũm như thế nào?

Điều trị bệnh viêm tai xương chũm như thế nào?

Các Bác sĩ sẽ dựa vào việc chẩn đoán bệnh dừa vào những biểu hiện lâm sàng bên ngoài các phương pháp cận lâm sàng như: nội soi tai, chụp X- quang xương chũm, chụp cắt lớp vi tính từ hình ảnh Y khoa đó Bác sĩ xác định chẩn đoán bệnh. Khi xác định được bệnh một cách chính xác thì Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, có thể điều trị nội khoa bằng các thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm steroid, không steroid, hạ sốt, giảm đau. Bên cạnh việc điều trị nội khoa, có một số trường bệnh nhân được chỉ định điều trị ngoại khoa với phương pháp sào bào thượng nhĩ, khoét chũm tiệt căn.

Nguồn: benhhoc.edu.vn