Mối nguy hại tiềm ẩn đến từ bệnh viêm tuyến nước bọt

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh viêm tuyến nước bọt ngày càng trở nên phổ biến với mọi người trong những năm gần đây. Bệnh có thể tự khỏi nhưng những cơn đau và di chứng bệnh để lại thật sự khôn lường.

Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt

Tác nhân gây lên bệnh viêm tuyế n nước bọt là Paramyxovirus với vòng ADN xoắn cân đối, có vỏ, ái tuyến và ái thần kinh, có khả năng gây miễn dịch và khả năng làm ngưng kết hồng cầu. Virus được truyền do tiếp xúc trực tiếp hay do những hạt nước bọt bắn ra từ miệng bệnh nhân. Bệnh viêm tuyến nước bọt lưu hành theo từng địa phương ở vùng có khí hậu ôn đới, nhưng đôi khi nó cũng có thể phát triển thành những đợt dịch nhỏ vào mùa đông xuân, cao điểm là vào tháng giêng. 

Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt từ đâu mà có

Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt từ đâu mà có

Bệnh hay gặp ở trẻ em và thanh niên, lứa tuổi hay bị nhất là 5 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh tương tự giữa nam và nữ, nhưng nam thì hay bị biến chứng hơn: viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, điếc… 

Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tuyến nước bọt

Qua thời gian tìm hiểu nghiên cứu nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt Bộ Y tế cùng với sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hệ Liên thông Cao đẳng Dược đã rút ra một số kết luận về triệu chứng của bệnh như sau:

Biểu hiện chính là sưng vùng quanh tai và đau. Thể lâm sàng hay gặp là thể quai bị trẻ em, chỉ ảnh hưởng đến tuyến nước bọt. Vi khuẩn gây tổn thương tổ chức kẽ là chủ yếu, gây: phù nề, giãn mạch, thâm nhiễm lympho bào và tương bào. Có thể gây hoại tử nang tuyến ri rác, làm thay đổi quan điểm “viêm tuyến nước bọt là bệnh hồi phục hoàn toàn”. 

Giai đoạn ủ bệnh là từ 18 – 21 ngày và có thể lây cho người khác. Giai phẫu bệnh học. Giai đoạn xâm nhập kéo dài trong một thời gian ngắn 24 – 36 tiếng, đây là giai đoạn có khả năng lây nhiễm cao nhất. Lâm sàng: sốt cao, mạch nhanh, mệt mỏi, đau tai nhất là khi ăn, sờ vùng tuyến mang tai đôi khi cũng có thể gây đau (Thống điểm Rillet ở quanh tuyến: khớp thái dưng hàm, xương chũm, góc hàm dưới), khô miệng và niêm mạc quanh ống stenon đỏ. Khi xuất hiện những triệu chứng trên ở thời kỳ dịch lưa hành thì cần phải cách ly bệnh nhân. 

Điều trị viêm tuyến nước bọt theo đúng phương pháp

Trước khi chữa trị viêm tuyến nước bọt cần xem mức độ nhiễm trùng của bệnh, nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt mạn tính, triệu chứng và mức độ nghiệm trọng của bệnh mà người bệnh đang gặp phải. Không nên vội vàng mà điều trị ngay sẽ lâu khỏi mà trái lại còn gây nguy hiểm cho người bệnh. Nếu người bệnh bị sốt, xuất hiện mủ thì có thể điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh và chọc, hút mủ. Theo tin tức y tế mới nhất phần lớn các trường hợp bị viêm tuyến nước bọt không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mãn tính hoặc bị viêm tái đi tái lại liên tục, phẫu thuật là cần thiết để điều trị triệt để căn bệnh này.

Điều trị viêm tuyến nước bọt không đúng cách sẽ khiến bệnh nặng hơn

Điều trị viêm tuyến nước bọt không đúng cách sẽ khiến bệnh nặng hơn

Bên cạnh đó, có một số biện pháp có thể tự chăm sóc tại nhà giúp người bệnh có thể cảm thấy thoải mái như:

  • Uống đủ 8 – 10 ly nước mỗi ngày với chút chanh để kích thích tuyến nước bọt và giúp làm sạch tuyến nước bọt.
  • Massage nhẹ nhàng vùng tuyến nước bọt đang bị ảnh hưởng.
  • Chườm ấm lên tuyến nước bọt đang bị viêm nhiễm để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Súc miệng bằng nước ấm có pha loãng chút muối.
  • Người bệnh có thể ngậm thêm một lát chanh chua để kích thích tuyến nước bọt và giúp giảm sưng.

Một số cách phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt đơn giản, hiệu quả

Những người đã từng mắc bệnh viêm tuyến nước bọt chắc hẳn chưa thể quên sự đau đớn, dai dẳng mà căn bệnh này đã gây ra. Chính vì vậy chúng ta nên phòng ngừa chúng trước khi vi rút xâm nhập:

  • Nhất định phải đánh răng mỗi ngày 2 lần (sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ)
  • Không được ăn kẹo vào buổi tối.
  • Lấy hết vữa thức ăn ra.
  • Súc họng bằng nước muối sinh lý.

Trên đây là một số thông tin viêm tuyến nước bọt, bao gồm cả nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt mạn tính, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa. Các bạn có thể tham khảo tại chuyên mục Bệnh Nội Khoa để có thêm những thông tin bổ ích cho mình.

 Nguồn: benhhoc.edu.vn