Chế độ chăm sóc cho người bệnh viêm phổi mạn tính tại nhà

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh viêm phổi nếu như không có chế độ chăm sóc đúng cách và không tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm dẫn tới tử vong.

Chế độ chăm sóc cho người bệnh viêm phổi mạn tính tại nhà

Chế độ chăm sóc cho người bệnh viêm phổi mạn tính tại nhà

Bác sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ cung cấp những kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và quá trình điều trị bệnh viêm phổi, cách chăm sóc bệnh nhân viêm phổi tại nhà; cách phòng chống bệnh viêm phổi tại cộng đồng.

Trong quá trình điều trị viêm phổi cần lưu ý những vấn đề gì?

Bác sĩ Chu Hòa Sơn cho biết, khi có biểu hiện của bệnh viêm phổi, người bệnh phải đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để khám, không được tự ý mua thuốc ở nhà để uống, dẫn tới việc khi đến bệnh viện đã quá muộn.

– Khi đã có đơn của các thầy thuốc, phải tuân thủ điều trị vì trên thực tế có nhiều trường hợp thấy đỡ rồi lại thôi, những trường hợp như vậy sẽ khiến diễn biến bệnh nặng lên, gây khó khăn trong việc kiểm soát đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.

Ngoài ra khi điều trị ở nhà cũng cần chú ý chế độ chăm sóc, dưỡng bệnh riêng. Người bị bệnh viêm phổi phải được nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, uống đủ nước. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng chế độ ăn uống nhằm nâng cao thể trạng để mau khỏi bệnh.

Chế độ chăm sóc cho người bị viêm phổi mạn tính.

Bác sĩ Chu Hòa Sơn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội lưu ý, đối với trường hợp trong gia đình có bệnh nhân bị viêm phổi, người nhà bệnh nhân nên giúp bệnh nhân ho có hiệu quả, có nghĩa giúp cho bệnh nhân ho khạc được đờm. Có không ít trường hợp bệnh nhân tới bệnh viện thường bảo không ho, không có đờm, nhưng thực tế là do bệnh nhân không biết cách để khạc đờm ra ngoài.

Người nhà bệnh nhân nên giúp bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị của các bác sĩ, điều trị đúng liều, đúng thời gian và đặc biệt là đúng giờ trong ngày, vì nếu mà thấy đỡ rồi mà không uống nữa thì bệnh không kiểm soát được.

Bệnh nhân cũng đặc biệt lưu ý, khi điều trị tại nhà mà bệnh không đỡ, cần phải đi khám lại ngay để các bác sĩ đánh giá lại và cho phác đồ điều trị tốt hơn.

Chăm sóc cho người bệnh viêm phổi tại nhà

Chăm sóc cho người bệnh viêm phổi tại nhà

Những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi.

Bác sĩ Lâm Thị Nhung, giảng viên liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, đầu tiên, để có hiệu quả trong việc phòng chống bệnh viêm phổi cần phải có môi trường sạch sẽ, nhà ở phải thông thoáng, khi thời tiết lạnh phải che chắn không được để gió lùa.

Nhất là khi vào mùa lạnh phải tránh lạnh để không bị viêm phổi, đặc biệt ở những đối tượng người già, trẻ em, những người có bệnh mãn tính, những người có bệnh suy giảm miễn dịch…

Cần giữ ấm cơ thể và loại bỏ những nguy cơ gây hại đến đường hô hấp như thuốc lá, thuốc lào… để có thể tránh được những bệnh lý mạn tính đường hô hấp.

Nâng cao được sức khỏe, tập luyện thể dục, ăn uống sinh hoạt điều độ. Không có sức khỏe tổng thể tốt sẽ dễ mắc nhiều loại bệnh trong đó có viêm phổi.

Phải xác định xung quanh môi trường, vi khuẩn gây ra các bệnh về đường hô hấp luôn luôn tồn tại, nó chỉ chờ sức khỏe suy yếu thì sẽ ào vào cơ thể và gây bệnh.

Điều trị triệt để các yếu tố thuận lợi như: nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm Amidan, viêm họng…, tránh biến chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới và đặc biệt là viêm phổi.

Cần phát hiện sớm những dấu hiệu để điều trị sớm, điều trị đúng, tránh để lại những hậu quả nặng nề, những trường hợp viêm phổi vào bệnh viện trong tình trạng nặng và rất khó kiểm soát mặc dù đã được các bác sĩ hết sức cứu chữa.

Cần có chế độ ăn uống khoa học lành mạnh cho người bệnh viêm phổi

Cần có chế độ ăn uống khoa học lành mạnh cho người bệnh viêm phổi

Sau những vụ dịch như H5N1, chúng ta cần hạn chế tiếp xúc với nguồn lây, không được chủ quan. Những người đã bị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thì nếu tránh được chúng ta cần nên tránh. Viêm phổi có thể lây ở tất cả mọi nơi như trường học, bệnh viện… cần hạn chế tiếp xúc, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ lây bệnh cao.

Những bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi nhiễm trùng mạn tính nên tiêm vaccine cúm và vaccine phế cầu theo đúng chỉ định của bác sĩ. Vaccine cúm phải tiêm hàng năm, thời điểm tiêm vaccine cúm tốt nhất là trước khi dịch cúm hàng năm diễn ra khoảng 1 tháng lúc này sức đề kháng của bệnh nhân được tốt nhất. Vaccine phế cầu nên chỉ định đối với các đối tượng có yếu tố nguy cơ, đối tượng 70 tuổi, 5 năm tiêm lại 1 lần. Đối tượng trên 70 tuổi tiêm 1 liều vaccine phế cầu thì có thể phòng bệnh được.

Lưu ý khi bị bệnh về hô hấp thì không nên mua thuốc tự điều trị tại nhà vì có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Tốt nhất nên đến các cơ sở Y tế để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách điều trị tối ưu.

Nguồn: Benhhoc.edu.vn Tổng hợp.