Chữa bệnh bằng Cây bàng liệu bạn đã biết?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Bàng là một loại cây khá phổ biến ở nước ta, thường được trồng để làm bóng mát ở nhiều trường học, nhưng ít ai biết được đây là một cây thuốc Y học cổ truyền với vô số công dụng vô cùng hữu ích.

Chữa bệnh bằng Cây bàng liệu bạn đã biết?

Chữa bệnh bằng Cây bàng liệu bạn đã biết?

Một vài thông tin cần biết về cây bàng

Bàng có tên khoa học là Terminaliacatappa, thuộc họ bàng Combretaceae. Bàng là một cây to, có tán cây xòe rộng như cái long nên được trồng nhiều để làm bóng mát, cây có thể cao tới 25m. Lá to hình thìa, đầu tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hung nhạt phiến lá dài 20-30cm, rộng 10-13cm. Hoa nhiều mọc thành bông dài từ 15-20cm, trên cán bông có lông. Bàng hay cho quả vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, quả bàng có hình bầu dục, nhẵn dẹt với hai bên dìa hẹp, đầu hơi nhọn, dài 4 cm, rộng 3cm, dày 15 mm, nhẵn, cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạch rộng 15 mm, hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu.

Theo Đông y, Lá bàng có tính mát, vỏ cây và vỏ quả có tác dụng làm săn da và niêm mạc, hạt có vị ngon, béo. Tại một số vùng người ta dùng vỏ bàng sắc lấy nước uống để chữa lị, ỉa chảy và rửa các vết loét, vết thương. Lá còn dùng sắc lấy nước uống chữa cảm sốt làm cho ra mồ hôi, hoặc lá tươi giã nát, xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức. Hạt dùng chữa ỉa ra máu, có thể dùng hạt ép lấy dầu để ăn hay dùng trong công nghiệp.

Một số thành phần hóa học có trong Bàng

Theo nguyên cứu của các Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM chia sẻ Lá và vỏ cây chứa tanin: vỏ thân chứa từ 25%-35 % tanin pyrogalic và tanin catechic. Vỏ cành Bàng chứa 11 % tanin. Nhân hạt chứa 50 % dầu béo màu vàng nhạt hay lục nhạt, vị dễ chịu, giống như dầu hạng nhân, ăn được. Tuy nhiên nhân chỉ chiếm 10% toàn quả cho nên cuối cùng toàn quả chỉ chứa chừng 5 % dầu béo, việc tách nhân lại đòi hỏi nhiều công sức, chưa cơ giới hóa được cho nên đến nay việc khai thác dầu hạt bàng chưa được đặt ra. Một số tính chất của dầu nhân hạt bàng đã được nghiên cứu kết quả như sau: Tỷ trọng 0,917, chỉ số khúc xạ ở 35°C là 1,4660, độ đông đặc + 1°C, chỉ số axit 2,94, chỉ số xà phòng hóa 0,38, axit toàn phần tách được ở dạng đặc, màu vàng nhạt hay trắng, phần axit đặc chiếm tới 36 %. Do chỉ số iốt thấp và do không cho phản ứng hexabromua cho nên người ta có thể kết luận dầu bàng không có glyxerit linoleic và thuộc loại dầu không khô.

Áp dụng Bàng vào một số bài thuốc chữa bệnh lâm sàn

Áp dụng Bàng vào một số bài thuốc chữa bệnh lâm sàn

Áp dụng Bàng vào một số bài thuốc chữa bệnh lâm sàn

  • Trị sâu răng, viêm quanh răng: Búp non hoặc vỏ thân bàng sắc đặc. vỏ thân có thể ngâm rượu, ngậm, ngày 3 lần.
  • Trị đau nhức, tê thấp: Búp bàng non dùng tươi, xào nóng chườm vào chỗ đau.
  • Trị cảm sốt, làm ra mồ hôi: Búp hoặc lá bàng non, cúc tần,lá hương nhu,  mỗi vị 10g sắc lấy nước uống.
  • Trị ghẻ và sâu quảng: Búp bàng non đem phơi khô, tán mịn thành bột, rắc vào vùng da bị thương.

Trên đây là một vài bài thuốc chữa bệnh do bác sĩ Nguyễn Thị Thanh giảng viên Y học cổ truyền tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM chia sẻ, hy vọng sẽ giúp các bạn đọc bổ sung được những kiến thức chữa bệnh dân gian bổ ích cho bản thân và có thể áp dụng khi cần.