Chuyên Gia Bệnh Học Khuyến Cáo: “Ô Nhiễm Không Khí Có Thể Gây Ra Ung Thư”

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (14 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ô nhiễm không khí ở thủ đô Hà Nội đang rất đáng báo động, tình trạng này sẽ gây nên rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe, nguyên nhân dẫn đến các bệnh hô hấp.

khoi-bui-viet-nam

Liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, nhất là thông tin thủy ngân lơ lửng trong không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Ths.BS Vũ Văn Thành – Trưởng khoa Bệnh phổi mạn tính (Bệnh viện Phổi Trung ương) xung quanh vấn đề này.

Thưa bác sĩ, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đang rất đáng báo động. Vậy bác sĩ đánh giá như thế nào về tính trạng này và nó có môi liên hệ như thế nào đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là bệnh phổi?

Mặc dù chưa có một báo cáo chính thức nào về nồng độ ô nhiễm xung quanh chúng ta là như thế nào, những bằng cảm nhận chủ quan của chúng ta có thể nhận thấy trong những năm gây đây môi trường chúng ta thật sự không được trong sạch theo nhiều nghĩa khác nhau.

Thứ nhất là những loại bụi vô cơ, đây là loại bụi đường mà chúng ta đi đường hàng ngay có thể nhận được bám trên quần áo. Thứ 2 là khói xe, điều này chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường, điển hình như khói xe bus mù mịt ngoài đường và chắc chắn khói xe đó chữa rất nhiều chất độc hại mà chúng ta đều hít đủ khi cùng lưu thông.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của dân

Đó là chưa kể những loại bụi hữu cơ khác mà nhìn bằng mắt thường chúng ta không thế thấy được. Bên cạnh đó là một số loại chất độc khác có nguồn gốc từ rác thải, cống rãnh, hay ngay như xử lý nước thải của chúng ta vẫn chưa thật tốt. Đây là tình trạng chung của những nước đang phát triển, mà chúng ta khó tránh khỏi.

Tất cả những vấn đề ô nhiễm đó thì hệ hô hấp là bị ảnh hưởng trực tiếp nhất vì hàng ngày chúng ta hít thở phải và ảnh hưởng từ mũi họng hầu, cho đến phổi phế quản …đều chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Điều đó lý giải vì sao tỷ lệ người Việt Nam bị bệnh mũi xoang, mũi họng cao và phổ biến, từ người lớn đến trẻ em. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường còn giúp cho virus, vi khuẩn phát triển rất nhanh nên tỷ lệ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em luôn ở mức rất cao. Theo thống kê, trên 50% bệnh nhi đến khám ở các bệnh viện nhi đều có liên quan đến bệnh về đường hô hấp.

Còn người lớn, khi hít phải các chất độc hại này, sau một thời gian tích tụ lâu dài, sẽ gây ra những bệnh mãn tính về đường hô hấp, hoặc tích tụ lâu dài các bụi hữu cơ thì các hóa chất đó tích tụ gây nên những bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, có thể là yếu tố gây nên bệnh ung thư…

Một vấn đề nữa cũng được dư luận đang rất quan tâm, đó là công bố về việc bụi ở Hà Nội đang gấp 1,5 lần quy chuẩn cho phép (đối với bụi PM2,5). Vậy việc vượt quá 1,5 lần mức cho phép thì ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe? Và ở mức tiếp xúc như thế nào thì nó sẽ nguy hại tới sức khỏe?

Đối những hạt (hạt bụi) có kích thước PM dưới 2,5 micromet thì nó có thể vào sâu bên trong phế quản và phế nang, đó là điều hết sức nguy hiểm. Đáng nói hơn, những hạt trong không khí có rất nhiều loại khác nhau, có nhiều thành phần hóa học khác nhau, khi vào trong cơ thể thì có hai vấn đề xảy ra.

Nếu những hạt này có kích thước trung bình thì nó sẽ bị giữ lại ở niêm mạc đó còn gọi là lớp thảm nhầy nhung mao, thảm này chúng ta có thể hình dung nó như là một cái thảm, trên bề mặt có những chất nhầy, khi đó tất cả các hạt vào thảm này có chức năng bắt giữ hạt đó lại và theo nhu động ngược chiều thì nó lại đẩy từ dưới lên trên, qua phản xạ ho thì các hạt này sẽ đẩy ra ngoài và không bị hấp thu vào trong. Đây là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể con người. Điều đó có thể lý giải nhiều người tuy hít phải bụi trong không khí, nhưng không phải ai cũng mắc bệnh.

Nhưng điều đáng nói là những hạt có kích thước nhỏ dưới 2,5 micromet thì cái thảm đó sẽ không chặn được và nó bị lọt vào phế nang. Khi lọt vào phế nang sau đó nó sẽ tích lũy dần dần đến khi đủ lượng nhất định nó sẽ gây nên bệnh cho con người. Đó là lý do vì sao người ta nói hạt bụi PM dưới 2,5 nó nguy hiểm như vậy.

Vậy thực tế khám chữa bệnh tại Khoa Bệnh phổi mạn tính, bác sĩ đã gặp trường hợp cụ thể nào phải nhập viện do tác nhân này hay chưa?

cac-benh-ve-duong-ho-hap

Chúng tôi đã gặp khá nhiều trường hợp, điển hình nhất là bệnh phổi liên quan đến khói thuốc lá, điều này thì chúng ta biết quá rõ và không cần bàn tới. Ngoài ra, còn một số trường trường hợp nhập viện do yếu tố môi trường, ví dụ như làm ở trong nhà xưởng bí có khói hạt độc hại nhưng không được lưu thông.

Thậm chí những trường hợp có nguy cơ cao đó là công nhân vệ sinh môi trường đốt rác, đốt rơm dạ, đốt lò vôi…đặc biệt là những trường hợp có mầm mống bệnh hen rất khó kiểm soát.

Vậy bác sĩ có thể cho bạn đọc biết được những dấu hiệu nổi bật nào khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm cần đến khám ngay?

Dấu hiệu đầu tiên là ho kéo dài, có đờm, ho kèm theo có sốt xuất hiện trên 2 tuần cần nên đi khám ngay. Ngoài ra, việc thấy sức khỏe giảm, sút cân… cần đi khám ngay.

Theo bác sĩ cần có những giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng ô nhiêm hiện nay, đồng thời ngăn chặn sự gia tăng bệnh phổi từ yếu tố môi trường?

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và ý thức của mỗi người. Ví dụ như việc xây dựng môi trường không khói thuốc hay không vứt rác bừa bãi.

Ngoài ra, vấn đề đối với cơ quan chức năng đó là quản lý khói xe, ngoài ra vấn đến liên quan đến quy hoạch xây dựng, môi trường có cây xanh, nhất là ở các khu đô thị, chung cư…nếu không tự chúng ta sẽ làm khổ chúng ta.

Nguồn: Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM