Cùng chuyên gia Điều dưỡng tìm hiểu những yếu tố gây nên bệnh Eczema

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Eczema là bệnh thường gặp và phổ biết nhất khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và thẩm mỹ của bệnh nhân.

Cùng chuyên gia Điều dưỡng tìm hiểu những yếu tố gây nên bệnh Eczema

Cùng chuyên gia Điều dưỡng tìm hiểu những yếu tố gây nên bệnh Eczema

Eczema là bệnh gì?

Eczema là bệnh thường gặp và phổ biết nhất khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và thẩm mỹ của bệnh nhân. Đây là bệnh ngứa da điển hình nhất với các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, có mụn nước và ngứa.

 Yếu tố gây nên bệnh eczema là gì?

Hai yếu tố cơ bản làm phát sinh eczema là cơ địa dị ứng và tác nhân kích thích ở trong hay ngoài vào cơ địa ấy.

  • Do cơ địa dị ứng:Có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình đã có người bị chàm, dị ứng, hen suyễn. Các tác nhân kích thích bên trong kèm theo có thể bị viêm mũi xoang, xơ gan, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, bệnh về thận…
  • Do các yếu tố dị nguyên:Việc dùng các thuốc như lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocid, penicillin, streptomycin… là lý do thúc đẩy bệnh eczema tiến triển. Mặt khác bệnh eczema cũng phát sinh khi tiếp xúc với các hóa chất như xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc trừ sâu, axit,… Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng như vi khuẩn, nấm, siêu vi. Các yếu tố môi trường sống như khói, bụi, lạnh, nóng, ẩm, mặc trang phục được làm từ những chất liệu như len, vải được dệt không được mịn màng… Yếu tố tâm thần kinh cũng ảnh hưởng lên bệnh này, vì thế với một số người eczema cũng có thể nặng lên sau những chấn thương tâm lý, stress hay lo âu căng thẳng.

Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn gồm đỏ da, mụn nước, lên da non, liken hóa (hăm cổ trâu). Bệnh có thể trở thành mạn tính, da dày lên, ngứa nhiều. Nhiều trường hợp bội nhiễm gây viêm da mủ, hoặc nhiễm khuẩn nặng.

Có thể chia làm hai loại eczema là eczema khô và eczema ướt (khi thương tổn là những mụn nước, hoặc đang rỉ dịch, rất ngứa và dễ bội nhiễm). Những người có biểu hiện eczema khô thường nứt nẻ, xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nặng lên khi trời lạnh, hoặc khi tiếp xúc hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa…

Tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019

Tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019

Hiện nay bệnh eczema được điều trị như thế nào ạ?

Theo các chuyên gia Trung cấp Y Hà Nội chia sẻ: Bệnh eczema không thể điều trị dứt hẳn được, đây còn là một vấn đề khá khó khăn. Việc điều trị nhằm kiểm soát các cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa, hay trị liệu tình trạng bội nhiễm nếu có, làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da. Phải tùy theo tuổi và tổn thương của bệnh mà có cách điều trị thích hợp. Giải pháp điều trị tốt nhất cho bệnh eczema là tích cực tìm ra nguyên nhân gây bệnh để tránh hoặc hạn chế tiếp xúc kết hợp với dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Các thuốc uống gồm:

  • Thuốc chống ngứa nên dùng một trong các thuốc chống dị ứng như sirô phenergan, sirô théralèn, chlorpheniramin…
  • Thuốc chống bội nhiễm (kháng sinh): Tùy theo tình trạng bội nhiễm, bác sĩ sẽ chọn lựa kháng sinh phù hợp. Trong trường hợp eczema có viêm da mủ, cần điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống thuốc kháng sinh (amoxicilin, cephalosporin…).

Các thuốc bôi ngoài da gồm:

  • Hồ nước dùng trong giai đoạn đầu, da mới đỏ, chảy nước ít, có tác dụng làm dịu da, giúp đỡ ngứa.
  • Dung dịch, thường dùng jarish, natri clorid 0,9%, thuốc tím 0,001%, vioform 1%. Dùng trong giai đoạn bệnh eczema bán cấp. Dùng gạc nhúng vào dung dịch, đắp nhiều lần lên nơi tổn thương. Không dùng các dung dịch có axit boric cho trẻ em.
  • Thuốc mỡ chủ yếu dùng trong eczema mạn tính. Việc dùng thuốc mỡ trong giai đoạn cấp tính sẽ gây phản ứng mạnh. Các kháng sinh dạng thuốc mỡ như cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin dùng bôi khi có nhiễm khuẩn. Các thuốc mỡ chứa corticosteroid có thể sử dụng để bôi trên tổn thương eczema khô, không nên dùng trong các trường hợp eczema nhiễm khuẩn. Không nên bôi quá rộng vì có thể gây biến chứng do tác dụng phụ của thuốc.

Lưu ý: Để điều trị bệnh eczema hiệu quả, người bệnh cần đồng thời áp dụng các biện pháp phòng bệnh như uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay nước lọc bằng các loại trà thanh nhiệt (actiso, hoa hòe, hoa cúc,…), nước ép trái cây tươi chứa nhiều vitamin để giải độc cơ thể, bài trừ độc tố, nâng cao sức đề kháng, ăn thức ăn lỏng nhẹ. Tránh dùng rượu, bia, thuốc lá, cà phê, hải sản, đồ hộp, thức ăn sống, lên men, các thức ăn có nhiều gia vị cay nóng. Giữ vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị eczema. Tránh cọ xát, gãi, xát xà phòng vì sẽ làm bội nhiễm tạo nên những tổn thương khó lành. Có thể dùng chè tươi, lá bàng tươi nấu lấy nước tắm. Bệnh nhân eczema nên tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng làm bệnh nặng thêm.

Nguồn: Bệnh học