Điều trị bệnh thoái vị đĩa đệm bằng phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chứng bệnh thoái vị đĩa đệm đã không còn xa lạ với người lớn tuổi và trẻ tuổi thường phải gánh chịu những cơn đau rất khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời có thể bị tàn phế cả đời.

Điều trị bệnh thoái vị đĩa đệm bằng phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả

Điều trị bệnh thoái vị đĩa đệm bằng phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả

Điều trị bệnh thoái vị đĩa đệm với phương pháp vật lý trị liệu

Theo các chuyên gia về Bệnh cơ xương khớp cho biết: Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp của y học nhằm phục hồi chức năng, hỗ trợ bệnh nhân duy trì, cải thiện khả năng sinh sinh lý, hoạt động thế thể lý. Khi điều trị bệnh, bác sĩ sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà đưa ra phương pháp trị liệu hiệu quả nhất.

Hiện nay những phương pháp vật lý trị liệu được điều trị bệnh thoái vị đĩa đệm phổ biến như:

– Các phương pháp nhiệt có tác dụng giảm đau chống co cứng cơ giãn mạch tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng như: massage mô sâu, liệu pháp chườm nóng lạnh, ngải cứu, thủy liệu pháp…

  • Massage mô sâu: Hiện có hơn 100 loại massage, nhưng massage mô sâu thường được áp dụng với những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Tác dụng của phương pháp này giảm căng thẳng các cơ bắp ở khu vực bị ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm.
  • Liệu pháp chườm nóng, lạnh: Đây là phương pháp vật lý tri liệu thoát vị đĩa đệm dùng nhiệt giúp tăng lưu thông máu đến khu vực mục tiêu. Máu giúp chữa lành các khu vực bị tổn thương bằng cách cung cấp thêm các chất dinh dưỡng và oxy đồng thời loại bỏ các chất phụ thải từ các cơn co thắt. Ngược lại, liệu pháp áp lạnh làm chậm lưu thông máu, giảm co thắt cơ và hạn chế cơn đau.
  • Thủy liệu pháp: Thủy liệu pháp cũng là một trong những bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này khá đơn giản, người bệnh chỉ cần ngồi trong bồn tắm chứa nước hoặc tắm dưới vòi hoa sen ấm áp để thư giãn giúp làm dịu các cơn đau.

– Các phương pháp điện trị liệu như: Sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng ở trong sâu, tăng cường chuyển hóa, chống phù nề, chống viêm giảm đau. Dòng xung điện có tắc dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa. Dòng Gavanic và Faradic làm tăng cường quá trình khư cực và dẫn truyền thần kinh đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương

– Lasre làm mềm, giảm đau, chống viêm, tải tạo tổ chức: Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng lasre đẩy năng lượng vào sâu bên trong nhân nhầy của đĩa đệm thông qua quang dẫn mềm đặt dưới sự theo dõi thông qua một X-quang có khả năng theo dõi truyền hình ba chiều. Năng lượng lasre sẽ có tác dụng làm bay đi một phần nhỏ nhân nhầy, như vậy sẽ làm giảm áp suất bên trong của đĩa đệm. Rồi dần dần khối nhân nhầy này thoát vị và co rút dần lại, như vậy sẽ làm giảm áp suất đè nén lên các rễ thần kinh bị thoát vị bên trong cột sống.

Tuyển sinh VB2 Vật lý trị liệu phục hồi chức năng năm 2019

Tuyển sinh VB2 Vật lý trị liệu phục hồi chức năng năm 2019

– Siêu âm làm mềm tổ chức tốn thương xơ sẹo trong sâu, chống viêm, giảm đau, tăng cường chuyển hóa, tăng tải tạo tổ chức

– Kéo giãn cột sống bằng hệ thống kéo giãn kỹ thuật số ( TM300/ ST101 / …) Đây là phương pháp điều trị bệnh sinh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa cột sống căn bản nhất vì mục đích của phương pháp là tạo ra áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm nhằm giải nén nhằm tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch hưởng tâm trở về vị trị ban đầu, tăng cường các chất chuyển hóa và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm tải tạo tổ chức.

Đa số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị bảo tồn bằng phương pháp Vật lý trị liệu sẽ phục hồi tư 80- 90% sau 4 – 6 tuần trị liệu. Phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm giúp cơ thể thư giãn, tăng cường khả năng lưu thông máu, giảm áp lực lên cơ, gân, dây chằng nhằm tăng cường chức năng hoạt động của cột sống.

Lưu ý: Bệnh nhân thoái vị đĩa đệm cần hạn chế những hoạt động mạnh, rèn luyện thể thao vừa sức, nên có chế độ ăn uống khoa học, tránh tình trạng tăng cân nhanh để giúp cột sống khỏe mạnh, giảm áp lực lên đĩa đệm cũng có tác dụng tích cực vào quá trình điều trị bệnh.

Nguồn: Bệnh học