Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Bằng Y Học Cổ Truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (7 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa. Theo Y học cổ truyền, có nhiều yếu tố gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản như do thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp, do bị căng thẳng thần kinh, do mộc khắc thổ quá mạnh hoặc cũng có thể do tỳ khí, vị khí không được điều hòa.

thuoc-va-cach-chua-tri-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản bằng bài thuốc Y học cổ truyền.

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có rất nhiều bài thuốc Y học cổ truyền có thể chữa trị được được lưu truyền trong dân gian. Tùy vào từng thể bệnh mà có những bài thuốc tương ứng. Sau đây là một số bài thuốc trị trào ngược dạ dày – thực quản được sử dụng rộng rãi, xin được chia sẽ với bạn đọc.

Trào ngược dạ dày – thực quản do căng thẳng thần kinh (stress)

Khi thần kinh căng thẳng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của dạ dày và chức năng sinh lý của tỳ vị. Nhịp điệu co bóp của dạ dày bị rối loạn, vùng thượng vị bị tổn thương sinh ra ợ hơi, ợ nóng và khí và dịch ở vùng trung tiêu trào ngược lên, vùng ngực va vùng thượng vị bí bách kèm theo khó thở, ăn ít, tiêu hóa trì trệ. Trong trường hợp này bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc trị trào ngược dạ dày theo Đông y sau:

  • Bài 1

Nguyên liệu: 16g mỗi vị hoài sơn, liên nhục, cát căn; 20g hắc táo nhân, 12g viễn chi, 10g bán hạ chế, 16g ngưu tất, 12g trần bì, 10g chỉ xác, 20g phòng sâm, 16g bạch truật, 12g cam thảo.

Cách dùng: Các bạn sắc 1 thang thuốc uống trong 2 ngày, ngày uống 2 lần sau khi ăn.

  • Bài 2

Nguyên liệu: Thảo quyết minh (sao vàng) 16g, hắc táo nhân 20g, mẫu lệ chế 16g, bạch linh 10g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, trần bì 12g, chỉ xác 8g, bạch biển đậu 20g, hạt sen 20g, long nhãn 16g, phòng sâm 16g, đại táo 5 quả, cam thảo 12g.

Cách dùng: Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.

Bên cạnh việc uống thuốc để điều trị bệnh, người bệnh cần thay đổi lối sống của mình. Nên nghỉ ngơi thư giãn, làm việc chừng mực, không nên suy nghĩ căng thẳng ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể làm bệnh tái phát.

Trào ngược dạ dày – thực quản do sử dụng thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp. 

nhung-dieu-can-biet-ve-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

Thức ăn không phù hợp cũng gây trào ngược dạ dày thực quản.

Khi gặp phải thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp thì hệ tiêu hóa của chúng ta thường có những phản ứng khác lạ để tiêu hóa thức ăn đó. Đặc biệt dạ dày, những thức ăn lạ này có thể làm rối loạn chức năng của dạ dày làm cho người bệnh ợ hơi, buồn nôn, đầy bụng, đau bụng, khí ở vùng trung tiêu trào ngược lên, vùng thượng vị đầy tức khó chịu. Trong trường hợp này thì bạn có thể sử dụng một trong hai bài thuốc trị trào ngược dạ dày – thực quản sau:

  • Bài 1

Nguyên liệu: tía tô 16g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, xương bồ 12g, hoàng kỳ 15g, hoài sơn 16g, biển đậu 16g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, bạch truật (sao hàng thổ) 16g, đương qui 12g, sâm đại hành 16g, lá đắng 16g, lá lốt 12g, sinh khung 4g.

Cách dùng: Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.

  • Bài 2

Nguyên liệu: hoài sơn, liên nhục, ngũ gia bì mỗi vị 16g, tía tô 20g, bạch truật 16g, lương khung 12g, cam thảo 10g, phòng sâm 16g, chỉ xác 8g, bán hạ 10g, sinh khương 4g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, bạch linh 12g, thủ ô chế 12g, lá đinh lăng (sao thơm) 12g.

Cách dùng: Cũng giống như bài 1 người bệnh nên sắc 2 ngày 1 thang thuốc , ngày uống 2 lần sau bữa ăn sẽ phát huy tác dụng.

Công dụng của hai bài thuốc trên là : giải độc, bổ tỳ vị, nhuận khí, lập lại môi trường hòa bình cho bộ máy tiêu hóa. Người bênh nên xem xét các loại thức ăn mình đã dùng để biết được thực phẩm nào không phù hợp với cơ thể mình để tránh ăn những thực phẩm này. Bên cạnh đó người bệnh nên xây dựng cho mình thói quen ăn uống lành mạnh , hợp vệ sinh.

Trào ngược dạ dày – thực quản do can mộc khắc tỳ thổ quá mạnh.

dạ dày thực quản

Trào ngược da dày thực quản qua cách lý giải ngũ hành tương khắc.

Triệu chứng của chứng trào ngược dạ dày – thực quản do can mộc khắc tỳ thổ quá mạnh đó là : đau tức vùng thược vị, ngực sườn trướng đầy, ợ hơi, ợ nóng, người bệnh thường cảm thấy khó chịu, bực bội, tỳ và vị khí không lưu thoát, người bệnh chán ăn mất ngủ, tinh thần sa sút ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

Để chữa được chứng bệnh này người bệnh cần phải bồi bổ bình can, điều khí, kèm theo đó là phải nghỉ ngơi thoải mái. Y học cổ truyền lưu truyền lại 2 bài thuốc sau, người bệnh có thể áp dụng một trong hai bài thuốc này.

  • Bài 1

Nguyên liệu: rau má 20g, bạch thược 12g, chi tử 10g, đan bì 12g, râu bắp 12g, mã đề 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch truật 16g, đương quy 16g, trần bì 10g, cam thảo 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g.

Cách dùng: Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sáng và chiều, uống trước bữa ăn.

  • Bài 2

Nguyên liệu: tang diệp, mã đề, rau má mỗi vị 20g, cỏ mực 16g, bạch thược 12g, hạ liên châu 10g, hậu phác 10g, bán hạ 10g, hoài sơn 16g, phòng sâm 16g, củ đinh lăng 16g, đương quy 16g, bạch truật 16g, hắc táo nhân 16g, chỉ xác 8g, thục địa 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g.

Cách dùng: Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần trước bữa ăn.

 Nguồn: Cao dang Y Duoc TPHCM