Hoại tử Fournier và những điều cần biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hoại tử chính là sự chết của các tế bào, mô khi bị thiếu oxy, tổn thương hoặc nhiễm khuẩn. Bệnh có thể đe dọa tính mạng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và dấu hiệu của hoại tử Fournier

Nguyên nhân và dấu hiệu của hoại tử Fournier

Nguyên nhân và dấu hiệu của hoại tử Fournier

Hoại tử Fournier không phải là căn bệnh thường gặp nhưng có thể mắc phải ở mọi độ tuổi khác nhau, bệnh gặp ở cả nam và nữ, thường ở độ tuổi từ 50 – 60 là phổ biến. Hoại tử Fournier gây ra bởi sự nhiễm trùng nghiêm trọng ở bộ phận sinh dục hoặc các cơ quan xung quanh đó ở vùng đáy chậu. Khi các mô bị thiếu oxy nuôi dưỡng, nhiễm khuẩn hoặc chết sẽ dẫn tới tình trạng hoại tử, các nguyên nhân cụ thể gây ra điều này có thể là:

– Sự nhiễm trùng tinh hoàn, dương vật ở người nam hay nhiễm trùng tầng sinh môn ở người phụ nữ có thể dẫn tới hoại tử. Các mô chết hoặc bị tổn thương nặng gây ra viêm nhiễm, có thể lan ra xung quanh, kéo dài lên vùng bụng, ngực hoặc xuống đùi.

– Người bệnh bị nhiễm trùng bàng quang, các ống dẫn nước tiểu cũng có khả năng mắc bệnh này.

– Một số người phụ nữ có thể bị nhiễm trùng do tiến hành phẫu thuật cắt bỏ dạ con. Hoặc cũng có thể nguyên nhân gây ra do có áp xe.

– Ở trẻ em hoại tử sinh dục có thể do bỏng, côn trùng cắn, thậm chí có thể là do cắt bao quy đầu.

Ngoài ra người mắc các bệnh như: tiểu đường, xơ gan, chấn thương vùng chậu, HIV, hoặc bị bệnh béo phì cũng có nguy cơ cao mắc phải sự hoại tử này.

Hoại tử Fournier là sự hoại tử bộ phận sinh dục và các vùng xung quanh

Hoại tử Fournier là sự hoại tử bộ phận sinh dục và các vùng xung quanh

Theo các chuyên gia tư vấn sinh sản tình dục cho biết, thực tế hoại tử Fournier là sự hoại tử bộ phận sinh dục và các vùng xung quanh do mắc các bệnh liên quan tới đường sinh dục. Theo đó, khi cơ thể nhiễm trùng hoặc có tổn thương có thể dẫn tới hoại tử Fournier thì sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: Người bệnh bị sốt cao liên tục, bộ phận sinh dục hoặc vùng quanh hậu môn có dấu hiệu sưng đỏ gây đau đớn, khó chịu. Sốt cao kéo dài làm cơ thể mệt mỏi do thiếu máu, mất nước, cơ thể suy nhược. Các mô tổn thương có dấu hiệu hoại tử có phát ra mùi hôi khó chịu. Đặc biệt lưu ý, khi bệnh nhân xuất hiện những cơn đau dữ dội, vùng đáy chậu gần như sưng đỏ, không thể vận động kèm sốt cao, người bệnh gần như mất ý thức… thì cần đưa ngay tới cơ sở y tế để tiến hành cấp cứu.

Điều trị Fournier và các biện pháp phòng ngừa

Khi phát hiện bị hoại tử Fournier, bệnh nhân sẽ được tiến hành cấp cứu, điều trị để tránh đe dọa tính mạng. Tùy trạng thái hoại tử của từng bệnh nhân mà bác sĩ điều trị bệnh học chuyên khoa sẽ lựa chọn các phương pháp khác nhau như:

Điều trị Fournier và các biện pháp phòng ngừa

Điều trị Fournier và các biện pháp phòng ngừa

– Tiến hành truyền kháng sinh cho bệnh nhân thông qua tĩnh mạch. Nếu có tổn thương có thể cần tiêm phòng uốn ván.

– Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ các tế bào tổn thương nặng hoặc chết. Sau khi kiểm soát nhiễm trùng sẽ tiến hành phẫu thuật tái tạo mô thay thế.

– Nếu bệnh nhân bị viêm nhiễm hoặc hoại tử đường tiểu, vùng hậu môn có thể sẽ phải tiến hành đặt ống thông tiểu, tạo hậu môn nhân tạo để đưa nước tiểu và phân ra ngoài.

– Một vài trường hợp có thể phải sử dụng đến oxy tinh khiến ở áp lực cao.

Để phòng ngừa hoại tử Fournier thì cần thường xuyên tiến hành kiểm tra sức khỏe, đặc biệt một số người có nguy cơ mắc bệnh cao như: Bệnh nhân tiểu đường cần tránh nhiễm trùng và sinh mủ; nếu có vết thương cần được xử lý sạch bằng xà phòng hoặc các chất rửa y tế; bệnh nhân mắc bệnh béo phì cần tiến hành giảm cân đúng cách…

Nguồn: benhhoc.edu.vn