Học cách đề phòng những bệnh thường gặp khi thời tiết trở nên nồm ẩm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Học cách đề phòng những bệnh thường gặp khi thời tiết trở nên nồm ẩm là một trong những kỹ năng cần thiết mà con người nhất định phải biết để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.

Thời tiết trở nên nồm ẩm khi nào?

Nồm ẩm là dạng thời tiết chuyển mùa đặc trưng của miền bắc nước ta. Vào thời điểm này, nguồn không khí ẩm ngoài biển sẽ thổi vào đất liền và gặp lớp không khí lạnh ở tầng thấp khí quyển làm cho độ ẩm trong không khí tăng lên mức 65 – 75% kèm theo mưa phùn dài ngày.

Đề phòng những bệnh thường gặp khi thời tiết trở nên nồm ẩm

Thời tiết nồm tạo điều kiện cho ẩm mốc phát triển và các sinh hoạt của con người trở nên khó khăn. Thông thường, khoảng từ cuối tháng 1 và tháng 2 âm lịch là khoảng thời gian thời tiết trở nên nồm ẩm.

Một số bệnh học mà con người có thể mắc phải khi thời tiết trở nên nồm ẩm bao gồm:

Các bệnh về đường hô hấp

Thời tiết trở nên nồm ẩm khiến cho con người dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp do khoảng thời gian này độ ẩm trong không khí cao và tạo điều kiện để cho các vi khuẩn, vi sinh vật và virus gây bệnh phát triển và phát tán mạnh mẽ trong không khí.

Để không mắc phải các bệnh như hen phế quản, ho, hen suyễn, dị ứng đường hô hấp, viêm mũi dị ứng, phế quản cấp….thì bạn đọc ngoài việc giữ gìn sức khỏe thật tốt thì còn phải tìm hiểu các kiến thức liên quan đến các bệnh về đường hô hấp để có thể phát hiện bệnh sớm và tìm ra biện pháp điều trị kịp thời để bệnh không chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Thời tiết trở nên nồm ẩm dễ mắc bệnh thủy đậu

Các Y sĩ đa khoa lý giải rằng: Thủy đậu là căn bệnh do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, khi mà thời tiết trở nên nồm ẩm và được biểu hiện bằng các nốt tròn nổi lên khắp cơ thể gây ngứa ngáy khó chịu và chuyển thành mụn nước và teo đi sau khoảng 5 – 7 ngày.
Bệnh thủy đậu có thể điều trị dứt điểm và không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nhưng nếu bệnh không được điều trị tích cực và kiêng khem đúng cách thì sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là gây viêm phổi, viêm màng não hoặc vô sinh cho người bệnh.

Để phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả, khi thời tiết trở nên nồm ẩm mọi người hãy giữ vệ sinh cơ thể và nơi thật tốt, tiêm phòng đầy đủ và tránh tiếp xúc với nguồn bệnh,

Thời tiết trở nên nồm ẩm dễ mắc bệnh sởi

Mặc dù là căn bệnh lành tính nhưng sởi cùng có thể biến chứng thành viêm màng não hoặc viêm phổi, viêm phế quản nếu không điều trị đúng cách.

Bệnh sởi thường dễ mắc vào khoảng thời gian thời tiết chuyển mùa, nồm ẩm do đó, mỗi người hãy tự học cách đề phòng bệnh sởi bằng cách tiêm phòng đầy đủ và có lối sống lành mạnh.

Thời tiết trở nên nồm ẩm dễ mắc bệnh về da

Dễ mắc bệnh da liễu khi thời tiết nồm ẩm

Thời tiết nồm ẩm là điều kiện để cho các loại vius, vi khuẩn gây ra bệnh da liễu như rubella, phát ban, dị ứng, viêm da…sinh sôi, phát triển và tấn công con người. Do đó, trong những ngày thời tiết chuyển nồm ẩm thì mỗi người hãy tự phòng tránh bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và tuyệt đối không được mắc quần áo còn ẩm ướt.Đồng thời bổ sung vitamin, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường rau xanh, uống nước, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ cay nóng.

Trên đây là một số căn bệnh thường gặp khi thời tiết nồm ẩm mà bạn đọc cần phải lưu ý, đề phòng và học cách để phòng tránh. Hãy ghi nhớ những kiến thức hữu ích này để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình nhé.

Nguồn:  Benhhoc.edu.vn