Hội chứng tâm thần “kẻ mạo danh” là gì? Có nguy hiểm không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Hội chứng tâm thần “kẻ mạo danh” có tên khoa học là Impostor Syndrome, theo thống kê, 70% dân số toàn cầu hiện nay mắc phải hội chứng này mà không biết.

Hội chứng tâm thần “kẻ mạo danh” là gì? Có nguy hiểm không?

Hội chứng tâm thần “kẻ mạo danh” là gì? Có nguy hiểm không?

Hội chứng “kẻ mạo danh” (Impostor Syndrome):

Theo những nghiên cứu khoa học, hội chứng này xuất hiện nhiều hơn ở những người đã có thành công nhất định, những người nổi tiếng, những người làm việc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, kinh tế tài chính…  Theo các chuyên gia tâm lý, chu kỳ mắc bệnh của hội chứng kẻ mạo danh bắt đầu bằng việc mong muốn trở thành người đặc biệt, người giỏi nhất hay muốn được xuất sắc trong mọi mặt. Đến khi thành công và được mọi người ghi nhận, tung hô, họ bắt đầu chịu áp lực và xuất hiện nỗi sợ thất bại, sợ không vượt được qua thành công của chính mình, sợ bị phủ nhận khả năng và hạ thấp sự tán dương. Hội chứng này càng trở nên rõ ràng khi những người mắc hội chứng bị trầm cảm, ảo tưởng họ làm không đủ tốt và mất đi những đức tính kiên quyết, tự tin nhưng thận trọng, có tính toán, vốn là thế mạnh ban đầu làm nên thành công.

Theo ghi nhận của ban truyền thông, trường đại học Lương Thế Vinh, vào năm 1978 trong chủ đề “Hội chứng kẻ mạo danh ở phụ nữ thành đạt” của tiến sĩ Pauline R. Clance và Suzanne A. Imes thuật ngữ “Kẻ mạo danh” lần đầu tiên xuất hiện. Tiến sĩ Clance và Imes khẳng định hội chứng kẻ mạo danh xuất phát từ nhiều yếu tố như các định kiến xã hội, ảnh hưởng bởi sự giáo dục của gia đình và các văn hóa sống mà bản thân người bệnh đã trải qua. Hậu quả của hội chứng này khiến những người giỏi thực sự có xu hướng trầm cảm, lo âu và sự tự tin hạ thấp, hoặc có khi một số người khác lại trở nên thận trọng quá mức cần thiết, số khác có hành vi bốc đồng để che giấu sự thiếu tự tin, cố thuyết phục mình vẫn ổn và qua đó giữ hình tượng của bản thân.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Hành vi Quốc tế (International Journal of Behavioural Sciences) cho thấy hơn 70% dân số toàn cầu sẽ phải đương đầu với hội chứng mạo danh vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Hội chứng tâm thần “kẻ mạo danh” là gì? Có nguy hiểm không?

Hội chứng tâm thần “kẻ mạo danh” là gì? Có nguy hiểm không?

Hội chứng Kẻ mạo danh có nguy hiểm không?

Elon Musk là một nhân vật nổi tiếng điển hình của người mắc hội chứng tâm thần ‘kẻ mạo danh’. Sự giàu có và thành công của vị tỉ phú này khiến ai cũng phải nể phục, ngưỡng mộ, vậy mà khó có ai thấu hiểu được nỗi khổ của vĩ nhân này khi ông vẫn phải uống thuốc ngủ hàng đêm vì luôn nghĩ mình chưa phải số một. Mới đây, Elon Musk đã mua thêm Twitter dù ông đang quản lý 4 công ty và Tesla thì đang phát triển tốt bất chấp những thách thức. Bỏ qua những thuyết âm mưu về việc thâu tóm quyền lực mềm từ mạng xã hội, nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng Elon Musk đang mắc hội chứng Kẻ mạo danh, người luôn nghi ngờ thành quả mà mình đạt được.

Chẳng riêng gì Elon Musk, trên thực tế hàng loạt các tỷ phú hoặc nhiều người thành công khác cũng mắc hội chứng này mà không hề hay biết. Điển hình như Mark Zuckerberg thức dậy mỗi sáng không phải để ăn mừng Facebook có 2,8 tỷ người dùng mà để tự hỏi tại sao hơn một nửa còn lại của thế giới không dùng mạng xã hội của mình? Thế rồi đúng như những lo lắng đó, Tiktok trỗi dậy đe dọa vị thế của Facebook khiến ông lớn này phải thành lập Meta.

Tin tức y dược ghi nhận được, trong cuộc sống đời thường, hội chứng Kẻ mạo danh xuất hiện thường xuyên ở bất cứ nơi đâu, từ trường học, công sở cho đến tận từng gia đình. Đôi khi thành công quá lớn khiến một người đặt ra mục tiêu quá cao cho bản thân và khi không đạt được, họ sẽ nghi ngờ bản thân, lo lắng về việc mình không đủ giỏi rồi tự dằn vặt mình trong nhiều ngày. Hội chứng này nếu kéo dài lâu sẽ gây hậu quả rất nguy hiểm.

Để vượt qua được hội chứng kẻ mạo danh thì bạn sẽ cần nhiều thời gian, trải nghiệm trong cuộc đời chứ không thể dứt điểm ngay được. Tuy nhiên có một vài mẹo nhỏ để những người tài năng mắc bệnh đối phó với hội chứng này. Học cách đón nhận thành công của bản thân và không so bì với người khác.