Khoai lang “thần dược” chữa bệnh?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khoai lang có vị ngọt, thơm vừa là món ăn khoái khẩu vừa là thuốc quý với nhiều người. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một số công dụng bất ngờ của loại “thần dược” này đối với sức khỏe mà có thể bạn chưa biết.

Khoai lang “thần dược” chữa bệnh.

Công dụng của khoai lang

Khoai lang là một loại thực phẩm khá gần gũi, dân dã với mọi người dân Việt Nam.Trong khoai lang có chứa nhiều vitamin B, vitamin C, potassium, beta carotene và canxi vì thế nó có khả năng làm giảm bớt và điều trị bệnh loét dạ dày.

Theo y học cổ truyền, chất xơ có trong khoai lang có tác dụng kiểm soát nồng độ axít trong dạ dày giúp làm giảm các cơn đau và các vết loét ở dạ dày không bị lan rộng.

Khoai lang có vị ngọt nhưng lại không làm tăn đường huyết hay tăng cân. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do co khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng… chính vì vậy, Khoai lang được biết đến như một loại “thần dược” chữa bệnh.

Một số cách dùng khoai lang làm thuốc

Dưới đây là những bài thuốc giúp các bà nội trợ chế biến các món ăn từ loại củ tuyệt vời này, bởi với mỗi bệnh thì cách chế biến món ăn lại khác nhau.

  • Nhuận tràng:

Củ khoai rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xay (giã) nhỏ, thêm ít nước sôi, khuấy đều. Uống 1 bát vào buổi sáng. Chữa táo bón. Dùng 3 – 7 ngày đến khi hết táo bón. Hoặc dùng 100 – 150g lá tươi luộc ăn hàng ngày.

  • Chữa đái tháo đường: 

Lá khoai lang tươi 150g, bí đao 50g. Lá khoai rửa sạch, bí đao gọt vỏ, thái miếng. Nấu canh ăn trong ngày.

  • Phụ nữ băng huyết:

Lá khoai lang tươi 100 – 150g, giã nát, cho ít nước sôi, ép nước uống.

  • Trị mụn nhọt, chín mé: 

Lá và ngọn non 1 nắm nhỏ, muối ăn 1 nhúm. Rửa sạch khoai, giã nát với muối. Đắp lên chỗ bị nhọt hay chín mé.

Rau khoai lang cũng giúp trị mụn nhọt.

  • Bệnh quáng gà, giảm thị lực:

Cháo kê khoai lang. Chuẩn bị Khoai lang 60g, kê 50g. Khoai lang gọt vỏ, thái lát; kê xay bỏ vỏ; nấu cháo, ăn bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, tỳ vị hư nhược.

Cháo gạo khoai lang. Khoai lang đỏ (tươi) 200g, gạo tẻ 100g. Khoai rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng. Nấu với gạo thành cháo, thêm đường trắng đảo đều. Dùng cho bệnh nhân bị những bệnh thường gặp như quáng gà, thị lực giảm.

  • Bệnh viêm gân, vàng da: 

khoai lang vàng (kim thự) 100 – 150g, rửa sạch, thái miếng. Nấu canh ăn hoặc thêm 50g gạo tẻ, nấu cháo. Dùng cho bệnh nhân viêm gan vàng da sốt nóng.

Khoai lang nấu canh hoặc nấu cháo với dấm ăn. khoai lang 100 – 150g, rửa sạch, thái miếng. Nấu canh hoặc nấu cháo với 300ml nước dấm. Dùng cho bệnh nhân phù nề.

  • Người đau họng:

 Bột khoai lang hòa nước sôi hoặc nấu chín thêm đường. Dùng cho người bệnh khô miệng đau họng.

  • Phụ nữ bị suy nhược cơ thể:

 Khoai lang hầm cá bống (hoặc cá quả). Khoai lang 500g, cá quả 1 con (500g), nghệ 1 củ (20g). Khoai rửa sạch, thái miếng, cá đánh vảy, mổ bỏ ruột, nghệ giã nát. Cho vào nồi hầm kỹ. Dùng cho sản phụ bị suy nhược.

Những điều cần chú ý khi ăn khoai lang: 

Khoai lang có thể sử dụng hàng ngày dưới dạng luộc, hầm, nướng. Tuy nhiên, đối với những người có thực tích, đầy ợ hơi nên hạn chế ăn khoai lang.

Nguyễn MinhBenhhoc.edu.vn