Nguyên nhân và cách điều trị bệnh đau gót chân

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đau gót chân là bệnh học thường gặp xuất hiện ngay khi ngủ dậy và bước chân đầu tiên xuống thảm nhà khiến bạn có thể ngã nên tìm ra nguyên nhân và cách điều trị là điều cần thiết.

Nguyên nhân đau gót chân

Nguyên nhân đau gót chân

Đau gót chân thường do viêm gân gan chân, bản chất là cân mạc bị thoái hóa vì sử dụng quá nhiều hoặc chấn thương…Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, gân gan chân là một dải gân xơ bám từ xương gót đến các chỏm xương bàn có tác dụng duy trì độ cong sinh lý của bàn chân, khiến cho bàn chân có được độ nhún. Do nằm giữa hai mặt phẳng cứng là xương gót và mặt đất nên những người thường xuyên đi, đứng, chạy nhảy nhiều, nhất là bằng chân không, hay mang giày dép đế cứng, sẽ dễ bị tổn thương.

Nguyên nhân gây đau gót chân là gì?

Nguyên nhân gây đau gót chân do ngón chân cái khép vào các ngón 2 và cân gan chân bị kéo căng quá mức, lặp đi lặp lại thời gian dài gây viêm, rách ngay chỗ bám vào xương gót, lâu dài sẽ dẫn đến hình thành gai xương gót hoặc trong quá trình vận động nhưng không khởi động bàn chân kỹ làm cân gan chân ở trạng thái đông cứng và chưa kịp thích nghi với động tác đi bộ, chạy nhảy. Đồng thời, những yếu tố ngoại cảnh mà các sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ như mặt sân quá cứng, mang giày không phù hợp hoặc cấu tạo bàn chân bẹt bẩm sinh, kỹ thuật chân không chuẩn trong thể thao, cơ thể tăng cân (có thai, béo phì), vận động mạnh, phụ nữ đi giày bó, cao gót hoặc trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, tiểu đường, tiền sử bị bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có nguy cơ cao bị bệnh.

Bệnh nhân có thể thấy những cơ đau gót chân thường đến khi sáng ngủ dậy bước chân xuống đất và giảm đau dần khi đi lại sinh hoạt trong ngày. Nhưng cũng có thể đau giảm khi nghỉ nhưng lại tái phát khi bệnh nhân bắt đầu đi lại nhiều nhưng về sau đau có thể liên tục khi đi hay chạy nhảy  trong quá trình chơi thể thao. Khi chụp Xquang, các nhân viên y tế từng học Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết nguyên nhân gây đau gót chân khác như viêm xương, u xương, nứt gãy xương, nang xương vùng bàn hay gót chân. Ngoài ra đau gót chân có thể gặp trong các bệnh gút, loãng xương.

Điều trị bệnh đau gót chân

Điều trị bệnh đau gót chân

Các điều trị và phòng bệnh đau gót chân

Đau gót chân là bệnh học thường gặp và rất dễ gặp và dễ mắc nếu không biết cách phòng ngừa và khó điều trị trong khi bệnh rất dễ tái phát nếu để lâu không được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc. Vì vậy khi bị bệnh đau gót chân bạn có những điều trị bệnh dứt điểm để phòng tránh bệnh tái phát. Đau gót chân có thể chữa khỏi nhưng còn phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân. Trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh toàn thân như đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp khi chỉ định tiêm corticoid cần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp. Các bài tập như chân đi trên thảm, tay chống vào tường, chân kia gối ở tư thế duỗi và một chân gối ở tư thế gấp; mỗi tư thế 10 giây và đổi bên hoặc ngồi bắt chéo chân lên gối đối diện và tập ngửa gan bàn chân, bàn chân và giữ ở tư thế đó 10 giây. Các động tác vuốt dọc cơ bắp chân đều giúp giảm đau gót chân. Với những bài tập điều trị đau gót chân đòi hỏi người bệnh cần kiên trì luyện tập và sử dụng những đôi giày đế không quá cứng và kết hợp vật lý trị liệu. Để phòng ngừa bệnh đau gót chấn mạn nên làm dịu đau gót chân hàng ngày bằng cách luyện tập cơ bàn chân tăng các hoạt động thể thao và luyện tập cơ bắp chân kết hợp đi giày phù hợp môn thể thao và bàn chân

Ngoài điều trị vật lý trị liệu, những bài thuốc trong dân gian được các bác sĩ Cao đẳng Y học cổ truyền giới thiệu trên chuyên trang bệnh học bạn cúng nên tham khảo để có thể giúp chữa trị bệnh nhanh chóng như: Lộc giác giao hoàn và Lập an hoàn, Đan sâm ngưu tất thang hay Tam giáp tán kiên hoàn.

Bệnh đau gót chân là bệnh dễ gặp và rất dễ tái phát nên những người đã mắc cần áp dụng những phương pháp điều trị đúng cách hoặc trong trường hợp bạn chưa mắc bệnh cần phải thận trọng và phòng ngừa để tránh mắc phải. Trên đây là những nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh đau gót chân hiệu quả đang được áp dụng hiện nay mà bạn có thể tham khảo.

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh đau gót chân là một trong những điều mà mọi người nên biết để phòng tránh. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh vượt qua khả năng kiểm soát, các chuyên gia văn bằng 2 Y học Cổ truyền khuyên bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ khám để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Nguồn :Cao Đẳng Y Dược Pasteur