Nguyên nhân và phương pháp phòng tránh tật cận thị ở trẻ em

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh.

Cận thị hiện nay đã trở nên rất phổ biến ở trẻ nhỏ

Cận thị hiện nay đã trở nên rất phổ biến ở trẻ nhỏ

Cận thị hiện nay rất phổ biến ở trẻ em và số lượng trẻ mắc tật cận thị đang ngày một tăng lên. Ở các thành phố lớn của Việt Nam hiện số lượng trẻ mắc tật cận thị khoảng 25-30%. Cận thị ở trẻ em rất khó phát hiện và thường chỉ phát hiện khi trẻ đã không nhìn rõ chữ trên bảng và có hiện tượng phải nheo mắt. Trẻ mắc phải tật cận thị thường không thể nhìn rõ các vật ở xa, nhưng có thể nhìn rõ với khoảng cách gần như khi đọc sách, sử dụng máy vi tính. 

Để lí giải cho hiện tượng kỹ thuật viên từng theo học Cao đẳng Xét nghiệm cho biết, khi bị cận thị hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt của người bình thường. Một thấu kính lõm phù hợp có thể giúp điều chỉnh hình ảnh về đúng võng mạc. Cận thị làm hạn chế sức nhìn, gây ra cản trở và khó khăn trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Lứa tuổi từ 7-16 thường rất dễ mắc chứng cận thị và độ cận thị tăng nhanh do mắt phải điều tiết nhiều.

Cách nhận biết cận thị ở trẻ em

Để phát hiện cận thị ở trẻ em là điều không hề khó khi trẻ đã bắt đầu đi học. Các mẹ nên lưu ý khi bị cận thị trẻ thường bảo bị đau đầu, mỏi mắt hay mệt mỏi khi phải tập trung quan sát các vật ở khoảng cách hơn 1 mét. Dưới đây là một số biểu hiện giúp mẹ có thể nhận biết sớm trẻ có mắc tật cận thị không?

  • Trẻ hay bị mỏi mắt, nheo mắt lại khi nhìn do mắt điều tiết kém
  • Trẻ không nhìn rõ vật ở xa mắt quá 1 mét
  •  Trẻ thường cúi sát mắt vào sách khi đọc do không nhìn rõ chữ và thường ngồi gần màn hình tivi khi xem
  • Ngồi trên lớp trẻ phải chép bài của bạn do không nhìn rõ chữ trên bảng
  • Thành tích học tập của trẻ bị giảm sút do kém hiệu quả về thị giác.

Nguyên nhân gây ra bệnh cận thị ở trẻ

Trẻ bị cận thị tăng lên vậy nguyên nhân từ đâu lại có hiện tượng này. Dưới đây là 6 nguyên nhân gây ra cận thị ở trẻ nhỏ được Điều dưỡng viên chuyên khoa tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng tổng hợp.

  • Do trẻ thiếu ngủ hoặc ngủ ít: đặc biệt trong độ tuổi từ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi, trong độ tuổi này nếu trẻ bị thiếu ngủ hoặc ngủ ít, rất dễ gây ra cận thị.
  • Trẻ sinh ra với cân nặng quá nhẹ: những trẻ sinh ra bị thiếu cân, trọng lượng cơ thể chỉ dưới 2,5kg, khi lớn lên hầu hết đều bị cận thị.
Xem thiết bị điện tử không đủ sáng là nguyên nhân mắc tật cận thị

Xem thiết bị điện tử không đủ sáng là nguyên nhân mắc tật cận thị

  • Trẻ sinh thiếu tháng: Trẻ bị sinh Trẻ bị sinh non, thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường rất dễ mắc cận thị ở giai đoạn học vỡ lòng đến tuổi thiếu niên.
  • Do yếu tố di truyền: Nếu trẻ có bố mẹ bị mắc cận thị từ 6 đi ốp trở lên thì khả năng mắc cận thị là 100%
  • Do trẻ đọc sách hoặc làm việc khác như xem tivi, sử dụng máy vi tính, chơi game trên điện thoại quá nhiều trong ngày…. trong thời gian dài với khoảng cách gần và trong điều kiện không đầy đủ ánh sáng.
  • Trẻ ngồi sai tư thế khi học, học ở nơi thiếu ánh sáng hoặc để sách quá gần mắt lâu ngày dễ mắc cận thị.

Phương pháp phòng tránh cận thị cho trẻ

Các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý và quan tâm đến con trẻ sớm nhất có thể để giữ cho trẻ có đôi mắt sáng hơn và tránh xa tật cận thị.

Kiểm tra mắt định kì 6 tháng một lần để phát hiện sớm nhất

Kiểm tra mắt định kì 6 tháng một lần để phát hiện sớm nhất

Việc mẹ đến phòng khám bệnh học chuyên khoa mắt để tìm hiểu những nguyên nhân gây cận thị ở trẻ em cũng là biện pháp để phòng tránh kịp thời nhất.

  • Cho trẻ ngồi đúng tư thế khi học bài và chỉ học ở những nơi đủ ánh sáng, không quá sáng cũng quá tối.
  • Quan sát và điều chỉnh tư thế ngồi học của trẻ cho phù hợp, đúng cách. Khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 cm. Sử dụng bàn ghế ngồi học phù hợp với chiều cao của trẻ. Tuyệt đối không để trẻ nằm để đọc sách.
  • Không để trẻ đọc, viết trong thời gian dài, phụ huynh hãy nhắc nhở và khuyến khích trẻ nghỉ giải lao, thư giãn sau mỗi 1 tiếng.
  • Hạn chế cho trẻ dùng điện thoại, ipad hoặc máy tính để chơi game
  • Quy định thời gian cho trẻ xem phim trong ngày và khoảng cách từ tivi đến bé phải trên 3 mét.
  • Hãy bố trí đặt để tivi cách giường và ghế ít nhất 2m để tránh trẻ xem tivi với khoảng cách gần. Theo dõi và hướng dẫn trẻ ngồi cách màn hình máy tính ít nhất 50 cm và điều chỉnh ánh sáng màn hình vừa phải, không bị lóa, đồng thời để mắt nghỉ ngơi sau mỗi 30-40 phút ngồi máy tính liên tục.
  • Phụ huynh hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời để mắt được thư giãn.
  • Cung cấp đủ dinh dưỡng và thường xuyên tăng cường thực phẩm chứa vitamin B2, A, C, E, Kẽm, Lutein, Zeaxanthin,… hàng ngày, giúp chống oxi hóa và tăng cường thị lực cho trẻ. 
  • Chăm sóc mắt hàng ngày bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt nhằm bổ sung các vitamin, acid amin cho mắt.

Khi phụ huynh nhận thấy trẻ có những biểu hiện của cận thị, cần đưa trẻ đến phòng khám chuyên khoa mắt để kiểm tra mắt và được bác sĩ tư vấn các biện pháp chăm sóc mắt cận thị. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám mắt 6 tháng một lần để kiểm tra độ cận và nếu trẻ đã cận thì thay đổi kính cho phù hợp. Các giảng Viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết, thường thì mắt trẻ sẽ tăng mỗi năm 1 điốp cho đến khi trưởng thành, cho nên trẻ cần được kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện và điều chỉnh kính kịp thời.

Nguồn: Các bệnh chuyên khoa thường gặp