Những bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh tiêu hóa là một trong số những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân và cách phòng bệnh tiêu hóa ở con trẻ như thế nào?

Bệnh tiêu hóa ở trẻ em khiến trẻ quấy khóc

Bệnh tiêu hóa ở trẻ em khiến trẻ quấy khóc

Bệnh tiêu hóa là gì ?

Theo cấu tạo chung của cơ thể, hệ tiêu hóa của con người là một cấu trúc bao gồm có ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột, trực tràng và hậu môn) và các bộ phận phối hợp như miệng, lưỡi, răng, nước bọt, dịch tụy, dịch mật…

Khi một trong số những bộ phận này có vấn đề tổn thương nào đó thì khi đó chính là lúc bệnh đường tiêu hóa xuất hiện.

Các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

Theo thông tin Y tế mới nhất cho biết, trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên rất dễ mắc những căn bệnh về đường tiêu hóa. Sau đây là một số bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ.

Bệnh tiêu hóa táo bón

Bệnh táo bón trẻ em là căn bệnh rối loạn tiêu hóa, thường gặp ở trẻ em làm cho các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ bị táo bón thường có dấu hiệu khó đại tiện, đau khi đi đại tiện, chất thải cứng và khô.

Theo nghiên cứu thì nguyên nhân gây táo bón là do thiếu chất xơ trong chế độ dinh dưỡng, do tác dụng phụ của các loại thuốc chữa bệnh, do viêm nhiễm, do thiếu nước…

Bệnh tiêu hóa táo bón ở trẻ

Bệnh tiêu hóa táo bón ở trẻ

Để phòng tránh bệnh tiêu hóa này , chúng ta cần cho trẻ uông nhiều nước nhưng không cho uống nước sô-đa, nước ngọt, nên dùng nước hoa quả pha loãng với sữa, tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày, nên cung cấp đủ dưỡng chất trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là một bệnh tiêu hóa có nguyên nhân do nhiễm virus hay vi khuẩn và được chia làm hai loại đó là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn tính.

Dấu hiệu của bệnh tiêu chảy ở trẻ rất dễ nhận biết đó chính là đi đại tiện trên 3 lần/ngày kéo theo dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, mất nước. Còn ở thể cấp tính các triệu chứng thường kéo dài 1 – 2 ngày, còn ở dạng mạn tính thì ít nguy hiểm nhưng lại kéo dài hơn.

Giải pháp phòng chống: nên cho trẻ uống đủ nước, nhất là dùng dung dịch ORS (Oresol), gói Hydrite pha dung dịch này theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nước pha 12 giờ không dùng hết nên bỏ đi.

Nếu số lần tiêu chảy 2 – 3 lần/ngày có thể bù nước bằng nước thông thường hoặc nước ép trái cây và ăn uống đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột, chất béo, đạm và rau, cho trẻ ăn thịt nhiều mỡ, nên dùng sữa không có đường lactose.

Để tránh bệnh tiêu hóa này cho trẻ , chúng ta nên cho trẻ ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ cho bé và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người bị mắc bệnh tiêu chảy.

Bệnh IBS

Bệnh IBS (Irritable Bowel Syndrome) là hội chứng ruột kích thích, xuất hiện những dấu hiệu bất thường của đường ruột, còn có tên gọi khác là đau dạ dày thần kinh hoặc đại tràng co thắt, nhưng nó lại không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Hội chứng IBS thường biểu hiện như đau bụng, đi ngoài, hoặc đau bụng khó chịu kèm theo táo bón. Do không có phương pháp xét nghiệm cụ thể nên người ta thường thử máu, thử phân, siêu âm, chiếu chụp X-quang để chẩn đoán các chứng bệnh khác về đường ruột.

Hội chứng IBS ở trẻ

Hội chứng IBS ở trẻ

Chúng ta có thể thay đổi chế độ ăn uống, cho trẻ ăn nhiều bữa và tránh dùng chất kích thích, đồ ăn cay nóng, thường xuyên cho trẻ hoạt động để ngăn ngừa căn bệnh tiêu hóa cũng như các bệnh xương khớp. Nếu trẻ có dấu hiệu nặng thêm thì bạn nên đem trẻ tới bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để có được tư vấn và biện pháp điều trị cụ thể.

Hội chứng ói chu kỳ

Ói theo chu kỳ hay còn gọi là CVS là một căn bệnh tiêu hóa kỳ lạ nhất ở trẻ em mà các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu rõ được.

Biểu hiện của hội chứng này là nôn ói đột ngột kéo dài vài giờ cho đến vài ngày và sau đó lại tái phát. Đặc tính và thời gian của từng chu kỳ nôn ói này rất giống nhau.

Do chưa tìm được nguyên nhân nên người ta mới chỉ kê đơn để kiểm soát việc nôn ói. Ngoài ra, bác sĩ khuyên những người mắc bệnh cần được nghỉ ngơi, ngủ đủ, ăn uống đủ chất và hạn chế gây căng thẳng.

Trên đây là những kiến thức giúp bạn ngăn ngừa, phòng chống các bệnh tiêu để chăm sóc trẻ tốt hơn, cũng như tiết kiệm thời gian chăm sóc cho bạn.

Xem thêm : Alphachymotrypsin ; Smecta ; Enterogermina

Nguồn: benhhoc.edu.vn